Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Khạc đờm ra máu nhưng không ho: Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa là gì?

Ngày 22/06/2023
Kích thước chữ

Khạc đờm ra máu nhưng không ho là một tình trạng phổ biến, không ít người gặp phải. Vậy nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa tình trạng khạc ra máu nhưng không ho này là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.

Khi gặp phải tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho, không ít người đã tỏ ra rất hoang mang và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về nguyên nhân cũng như biện pháp ngăn ngừa tình trạng không ho nhưng khạc ra máu này.

Khạc đờm ra máu nhưng không ho là gì?

Đờm là chất dịch nhầy được tiết ra từ niêm mạc của đường hô hấp. Chất dịch nhầy này có khả năng làm ẩm và lưu giữ các bụi bẩn hoặc vi khuẩn khi ta hít vào từ trong không khí. Tuy nhiên khi sự tiết dịch tăng lên quá nhiều, đờm sẽ trở nên đậm đặc, khiến cổ họng của chúng ta cảm thấy khó chịu, vướng víu. Điều này làm cho cơ thể có phản xạ là khạc đờm nhằm đưa đờm ra ngoài, để làm giảm sự khó chịu ở cổ họng. Để hạn chế tình trạng khạc đờm và đờm tích tụ nhiều ở cổ họng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng kết hợp thuốc tiêu đờm.

Khạc đờm ra máu nhưng không ho là tình trạng bệnh nhân có dính đờm cũng như các dịch nhầy ở trong cổ họng, nhưng trước đó lại không có biểu hiện của ho. Một số trường hợp khạc đờm ra máu phổ biến như khạc ra đờm đặc màu nâu hoặc khạc đờm ra máu tươi, đờm có máu tươi cộng theo bọt hoặc đờm lẫn cục máu đông.

Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho là gì? 1
Khạc đờm ra máu nhưng không ho khiến nhiều người hoang mang

Nguyên nhân khạc đờm ra máu nhưng không ho là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng không ho nhưng khạc ra máu, tuy nhiên nổi bật là các vấn đề liên quan đến đường hô hấp và hệ tuần hoàn máu phổi. Tình trạng này cũng là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra. 

Các nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gặp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Khi bị các bệnh này, niêm mạc ở đường hô hấp trên bị xung huyết, phù nề. Do đó, khi ho sẽ tạo ra một áp lực lớn đến hầu họng, đồng thời làm vỡ mao mạch của vùng hầu mạch, từ đó gây ra tình trạng khạc ra máu nhưng không ho.
  • Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá cũng gây ra tình trạng không ho nhưng khạc ra máu. Một số loại bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như: Trào ngược dạ dày - thực quản, axit dịch vị có khả năng dâng lên vòm họng, ăn mòn dẫn đến tổn thương niêm mạc, gây phù nề và xung huyết, làm cho người bệnh không ho nhưng khạc ra máu. Tuy nhiên, triệu chứng này thường thấy ở những người bệnh bị trào ngược dạ dày ở giai đoạn nặng.
  • Đối với người bệnh chảy máu cam hoặc chất nhầy ở mũi có dính máu, lúc nuốt nước mũi xuống họng và khạc ra bằng đường miệng sẽ thấy đờm có máu nhưng không ho.
  • Với những người bệnh mắc rối loạn về đông máu và chảy máu thì cũng xuất hiện tình trạng khạc ra máu nhưng không ho.

Khạc đờm ra máu nhưng không ho có nguy hiểm không?

Khạc đờm ra máu có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc tình trạng nặng hay nhẹ của các triệu chứng bệnh. Trong thời gian đầu, khi bệnh vừa mới chớm, chỉ cần theo dõi và điều trị theo nguyên nhân thì triệu chứng của bệnh sẽ hết. Tuy nhiên nếu khạc đờm ra máu kéo dài dai dẳng lâu ngày, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh lao phổi, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư đường hô hấp dưới… nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm.

Thông thường, không ho nhưng khạc ra máu thì sẽ ít nguy hiểm hơn so với khạc ra máu mà kèm theo ho. Với tình trạng khạc đờm ra máu kèm theo các biểu hiện như ho ra máu nhiều, đau tức ngực, khó thở, ù tai, ngạt mũi, chóng mặt, chán ăn, sụt giảm cân nặng… thì nên đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh bệnh tình trở nên nặng.

Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho là gì? 3
Khạc đờm ra máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào từng bệnh lý

Biện pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho

Cách tốt nhất để điều trị tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho là người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện, để thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân do đâu. Qua đó, bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp với từng người bệnh. 

Cụ thể như sau:

Đối với các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Người bệnh khạc ra máu do liên quan đến đường hô hấp có thể dùng thuốc kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn, đồng thời kết hợp với các loại thuốc có khả năng chống viêm, giảm tiêu sưng để giảm sự phù nề trong hầu họng. Bên cạnh đó, để trị triệt để chứng khạc ra máu nhưng không ho thì cần sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng.

Khạc ra máu do trào ngược dạ dày - thực quản

Khi người bệnh mắc trào ngược dạ dày - thực quản khiến khạc ra máu nhưng không ho, thì cần thực hiện điều trị bệnh theo các loại thuốc chuyên khoa mà bác sĩ đã chỉ định, đồng thời phải kết hợp với việc thay đổi lối sống sinh hoạt của bản thân. Khi khỏi bệnh, các biểu hiện khạc ra máu sẽ tự biến mất.

Uống nhiều nước

Khi bị khạc đờm ra máu nên uống nhiều nước để cung cấp cho cơ thể, bởi vì nước có khả năng làm loãng đờm, giảm sự kích thích ở đường hô hấp. Mỗi ngày bạn nên uống 1,5 - 2 lít nước để ngăn ngừa tình trạng không ho nhưng khạc ra máu. Tuy nhiên, cần lưu ý nên uống nước ấm thay vì uống nước lạnh để không gây ra tổn thương thêm cho niêm mạc ở vùng hầu họng. 

Vệ sinh miệng họng bằng nước muối

Khi niêm mạc ở vùng hầu họng bị tổn thương thì sẽ gây ra tình trạng khạc ra máu. Do vậy, dùng nước muối để vệ sinh miệng họng sẽ giúp tránh những virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào họng. Điều này làm cho đường hô hấp được sát khuẩn và sớm cải thiện được tình trạng của bệnh. Có thể dùng Natri Clorid 0,9% hoặc nước muối pha loãng đã lọc sạch để vệ sinh miệng họng.

Một số biện pháp ngăn ngừa khác

Ngoài những cách điều trị trên, trong giai đoạn chữa bệnh, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Để tránh gây tình trạng đau hoặc làm trầy xước thêm vết thương trong niêm mạc họng, người bệnh chỉ nên ăn những loại thức ăn dễ nuốt hoặc thức ăn lỏng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây dị ứng dẫn đến viêm mũi dị ứng.
  • Từ bỏ hút thuốc lá, bởi việc này không những giúp người bệnh tránh các tổn thương ở niêm mạc họng mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các chất khoáng cần thiết, đặc biệt những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá, hạn chế những đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến sẵn.
Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho là gì? 4
Thường xuyên vận động nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh

Trên đây là một số thông tin về tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho. Hi vọng qua bài viết trên, mọi người có thể nắm rõ nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa tình trạng này. Nếu tình trạng không ho những khạc ra máu kéo dài lâu ngày thì nên đến bệnh viện khám ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin