Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau đớn mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Vì vậy, việc khám thoát vị đĩa đệm đúng lúc để điều trị kịp thời rất cần thiết.
Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn và hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc khám thoát vị đĩa đệm sớm giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng. Vậy khi nào cần đi khám thoát vị đĩa đệm? Quy trình khám bao gồm những gì? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết về quy trình khám khi bị thoát vị đĩa đệm qua bài viết bên dưới.
Thoát vị đĩa đệm là gì? Đây là tình trạng đĩa đệm bị lệch, bị trượt ra khỏi vị trí vốn có của nó. Khi bao đĩa đệm bị tổn thương, phần chất nhầy bên trong thoát ra ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh và tủy sống quanh đó.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất là do thoái hóa, chấn thương hay tai nạn. Một số bệnh như: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Một người có thể bị thoát vị một đĩa đệm hay nhiều đĩa đệm cùng lúc, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, gây đau đớn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nên cần được khám chữa kịp thời.
Một số dấu hiệu cảnh báo cho biết bạn nên đi khám thoát vị đĩa đệm càng sớm càng tốt như:
Khám thoát vị đĩa đệm là một quy trình toàn diện bao gồm nhiều bước khác nhau. Cụ thể là:
Để bắt đầu quy trình khám bệnh, bác sĩ cần hỏi chi tiết các triệu chứng mà người bệnh gặp phải như: Thời gian xuất hiện cảm giác đau, tính chất của cơn đau, vị trí xuất hiện cảm giác đau, điều gì làm tăng đau hay giảm đau, tiền sử bệnh lý cột sống, tiền sử bị chấn thương, các bệnh lý mãn tính mà người bệnh đang mắc phải,… Thông qua việc hỏi bệnh sử và triệu chứng, bác sĩ sẽ biết nên thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình khám thoát vị đĩa đệm thế nào.
Trong bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra một cách tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Tiếp đó, bác sĩ mới kiểm tra cột sống để xác định vị trí đau, kiểm tra tình trạng sưng và những bất thường ở cột sống. Cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra độ linh hoạt, phạm vi chuyển động của cột sống, kiểm tra sức mạnh cơ bắp, phản xạ cơ để đánh giá các chức năng thần kinh, kiểm tra mức độ chèn ép dây thần kinh qua các bài kiểm tra đặc biệt, điển hình như nghiệm pháp nâng chân thẳng,…
Một số xét nghiệm hình ảnh sẽ được bác sĩ chỉ định để xác định chính xác vị trí thoát vị, mức độ tổn thương như:
Trong quy trình quy trình khám thoát vị đĩa đệm, tùy từng tình trạng cụ thể, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác như: Điện cơ đồ (EMG) để đánh giá chức năng của các dây thần kinh và cơ bắp, từ đó bác sĩ xác định sự chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh. Người bệnh cũng có thể cần xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như thoát vị đĩa đệm.
Khi khám bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn nên đến khám tại các bệnh viện uy tín, với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Khoa khám bệnh phù hợp là chuyên khoa xương khớp.
Trước khi đi khám, bạn nên nhớ lại và tốt nhất là ghi lại chính xác những triệu chứng mà bạn đang phải trải qua. Nếu trước đó đã từng mắc các bệnh về cột sống, từng chấn thương, bạn cũng nên mang theo hồ sơ y tế (sổ khám bệnh, phim chụp, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc,...) để bác sĩ có thêm cơ sở đánh giá. Khi đi khám bệnh, bạn nên mặc trang phục thoải mái, thuận tiện cho việc khám lâm sàng hay thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm trên đây. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể nhờ người thân đi cùng để hỗ trợ trong quá trình khám nếu đi lại, vận động gặp khó khăn.
Tóm lại, khám thoát vị đĩa đệm cần thực hiện sớm ngay khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Địa chỉ khám tốt nhất là những bệnh viện uy tín và chuyên khoa xương khớp. Khám bệnh sớm giúp phát hiện bệnh kịp thời, điều trị đúng lúc sẽ giúp giảm đau đớn và biến chứng cho người bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.