Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không? Cách chăm sóc vết thương

Ngày 08/04/2024
Kích thước chữ

Khi chăm sóc vết thương và vết mổ, rất nhiều người thắc mắc khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không? Bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ phân tích khả năng để lại sẹo và cách chăm sóc vết thương sau khi khâu thẩm mỹ không để lại sẹo xấu.

"Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không?" đang là băn khoăn của rất nhiều người đang có vết thương hở lớn hoặc sắp phải dùng tới các phương pháp phẫu thuật. Làm thế nào để giảm thiểu sự xuất hiện sẹo xấu sau khi khâu thẩm mỹ? Có những phương pháp nào điều trị sẹo xấu sau khi khâu thẩm mỹ hiệu quả và lấy lại làn da mịn màng, tươi sáng đều màu nhanh nhất? Trả lời cho thắc mắc này các bạn đọc ngay phần dưới đây nhé!

Khâu thẩm mỹ là gì? Vết thương nào thích hợp cho khâu thẩm mỹ?

Khâu vết thương không chỉ nhằm đóng miệng vết thương để đẩy nhanh quá trình liền da mà còn ngăn ngăn chặn sự nhiễm trùng đặc biệt là đối với những vết thương lớn và rộng. Ngày nay, bác sĩ không chỉ tập trung vào việc đánh giá và xử lý vết thương để bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, mà còn đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm mỹ sau khi vết thương đã lành.

Khâu thẩm mỹ là quá trình mà bác sĩ thực hiện việc đặt các mũi khâu liên tục ở lớp bì, gần với lớp biểu bì. Chỉ được bác sĩ khâu neo ở một đầu vết mổ bằng một nút thắt chỉ to.

Phương pháp này thường được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp vết mổ, vết thương sạch hoặc vùng da gần vết mổ không dễ căng, co kéo như vùng bụng, mặt, hay bẹn.

khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không? Điều trị sẹo sao cho hiệu quả nhất? 1
Phương pháp khâu thẩm mỹ thường được sử dụng ở các vị trí như vùng bụng, mặt, hay bẹn

Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không?

Với nhiều người vẫn chưa biết rằng quá trình "Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không?", theo các chuyên gia nhận định, quá trình khâu thẩm mỹ và khâu thông thường đều có nguy cơ để lại sẹo xấu. Sự hình thành của sẹo lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Tuy nhiên, một trong những ưu điểm đáng chú ý của việc khâu thẩm mỹ là kích thước của vết sẹo thường nhỏ hơn rất nhiều. Điều này làm cho quá trình chăm sóc và điều trị sẹo trở nên đơn giản hơn, mang lại kết quả tích cực hơn.

Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không? Điều trị sẹo sao cho hiệu quả nhất? 2
Ưu điểm của khâu thẩm mỹ là kích thước của vết sẹo thường nhỏ hơn khâu bình thường rất nhiều

Cách chăm sóc vết thương sau khi khâu thẩm mỹ không để lại sẹo xấu

Những yếu tố quan trọng quyết định đến việc hình thành sẹo như thế nào, kích thước lớn hay nhỏ đó chính là cách chăm sóc vết thương sau khi khâu thẩm mỹ. Vậy, sau khi khâu thẩm mỹ chúng ta cần phải cẩn thận và tuân thủ các chế độ kiêng trong thời gian điều trị này. Dưới đây là cách chăm sóc vết thương sau khi khâu thẩm mỹ đúng cách giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo lồi hình thành:

  • Việc thay băng gạc y tế cho vết thương mỗi ngày là điều cần thiết để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa nhiễm trùng. Quan trọng nhất là không được để vết thương đã khâu bị ướt trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Đồng thời, tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau khi vệ sinh kỹ lưỡng vết khâu và không có dấu hiệu chảy máu thì sau khoảng 3 - 6 giờ đã có sự kết dính sinh học giữa hai mép của vết thương, có thể bắt đầu sử dụng kem trị sẹo để giữ ẩm, giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo mô, giúp da lành vết thương một cách hiệu quả. Bôi kem trị sẹo từ sớm có thể giảm đến 80% hiện tượng sẹo xấu trên da.
  • Việc bổ sung protein từ các nguồn như trứng, thịt, sữa, hạt và ngũ cốc là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo cơ thể nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, bổ sung vitamin C, vitamin B12 và các khoáng chất như selen, kẽm, thường có trong các loại trái cây như cam, hạt đậu và rau màu xanh sẫm,... các vi khoáng này rất cần thiết để thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và tái tạo mô, giúp làm lành vết thương một cách hiệu quả.
  • Quá trình hồi phục và liền vết thương thường kéo dài từ 9 đến 12 tháng. Theo đó, trong thời gian vết thương hồi phục người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, tránh các tác động như gãi ngứa, cọ xát, va đập hoặc nhấn vào vùng sẹo bởi những tác động này có thể gây chấn thương thứ phát và kích thích tăng sinh mô xơ làm cho sẹo dày lên và sẫm màu.
  • Nên thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để có thể xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra trong quá trình liền sẹo. Điều này cũng góp phần đảm bảo vết thương, vết mổ nhanh lành và đạt tính thẩm mỹ cao.
Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không? Điều trị sẹo sao cho hiệu quả nhất? 3
Bổ sung protein sau phẫu thuật cũng giúp cơ thể táo tạo mô giúp làm lành vết thương một cách hiệu quả

Ngoài những biện pháp chăm sóc đã được đề cập, bệnh nhân sau phẫu thuật cũng cần tránh những hành động sau đây để ngăn ngừa sự hình thành của sẹo xấu:

  • Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá, vì khói thuốc lá có thể làm tổn thương cấu trúc của các tế bào sợi, gây ra sự bám dính và di chuyển khó khăn, cản trở quá trình phục hồi. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể làm cho vết sẹo trở nên sần lên do sự tụ lại quá mức của các tế bào sợi ở mép vết thương.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu và bia, vì chúng có thể làm cho vết khâu khó lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bảo vệ vùng da đã được khâu khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, để giảm thiểu sự tăng sản xuất melanin, nguyên nhân chính gây ra sẹo thâm đỏ.

Nhìn chung, không thể phủ nhận rằng quá trình khâu thẩm mỹ có thể tạo ra sẹo. Tuy nhiên, hình dáng và kích thước của sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu của vết thương, phương pháp chăm sóc vết thương sau phẫu thuật, việc sử dụng kem trị sẹo đúng thời điểm, chế độ dinh dưỡng cũng như thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Những lời khuyên trên đây của Nhà thuốc Long Châu không chỉ áp dụng cho các vết khâu thẩm mỹ mà còn cho mọi loại vết thương, nhằm mục đích ngăn ngừa sự hình thành của sẹo không mong muốn. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không?" và hiểu hơn về cách chăm sóc vết thương sau thẩm mỹ để giúp không để lại sẹo xấu. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin