Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khô miệng khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp ở nhiều người hiện nay với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này lại khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và hoang mang. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu xem khô miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không nhé!
Việc thức giấc với cảm giác khô miệng sẽ gây nhiều khó chịu cho nhiều người. Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe của mọi người. Vậy khô miệng khi ngủ dậy do đâu? Có nguy hiểm không?
Nước bọt luôn được tiết ra thường xuyên trong ngày với mục đích làm sạch bề mặt răng, rửa trôi mảng bám, đồng thời các enzyme trong nước bọt còn giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng.
Khô miệng khi ngủ dậy là tình trạng trong quá trình ngủ tuyến nước bọt tiết nước bọt, tiết quá ít hoặc nước bọt bị thoát ra ngoài trong quá trình ngủ. Khô miệng khi ngủ dậy gây cảm giác khó chịu, môi và miệng khô hoặc cảm giác bỏng rát trong miệng.
Hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy kéo dài có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý khác như:
Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy bao gồm các nguyên nhân chủ quan và khách quan đến từ môi trường hoặc thói quen sinh hoạt. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi tác càng cao thì nguy cơ gặp hiện tượng khô miệng khi ngủ càng lớn, có thể chiếm 30% ở những người lớn hơn 65 tuổi và khoảng 40% với người từ 80 tuổi trở lên.
Tỷ lệ khô miệng khi ngủ dậy có thể cao hơn nếu người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính cần phải sử dụng thuốc thường xuyên hoặc có kèm theo các bệnh lý lão hóa như Alzheimer hoặc Parkinson…
Alzheimer hay còn được gọi là bệnh sa sút trí tuệ tuổi già với đặc trưng là sự giảm hoặc mất trí nhớ, giao tiếp khó khăn hoặc hạn chế nhiều các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày. Người bệnh có thể gặp khô miệng do số lượng nước uống mỗi ngày ít do không thể tự đi lại lấy nước uống nếu không có người hỗ trợ.
Khô miệng khi ngủ dậy ở người bệnh Alzheimer kéo dài phản ánh tình trạng thiếu nước, lâu dài có thể làm tăng nguy cơ nhập viện điều trị. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích bổ sung nước đầy đủ cho bệnh nhân.
Việc thở bằng miệng khi ngủ có thể gây khô miệng khi ngủ dậy. Hiện tượng này có thể do thói quen hàng ngày, do nghẹt mũi, ngủ ngáy hoặc một tình trạng bệnh lý nguy hiểm là hội chứng ngưng thở tắc nghẽn trong quá trình ngủ.
Thông thường, khô miệng khi ngủ dậy thường nghiêm trọng hơn nếu người bệnh mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn và hội chứng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn hô hấp hoặc thậm chí tử vong.
Do đó, nếu tình trạng khô miệng khi ngủ dậy nghiêm trọng và kéo dài thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Người bệnh đái tháo đường luôn có các triệu chứng của tăng đường huyết cao trong máu như mất nước kéo dài, ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều do đó dễ dẫn đến khô miệng khi ngủ dậy.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường cũng vô tình gây là tình trạng này. Do đó, người bệnh đái tháo đường nếu gặp thêm khô miệng khi ngủ dậy thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc, điều chỉnh đường huyết về ngưỡng an toàn để giảm bớt triệu chứng.
Đây là một chứng bệnh tự miễn, có nghĩa là cơ thể tự sản xuất các loại kháng thể chống lại một số cơ quan, bộ phận của cơ thể. Trong hội chứng Sjögren thì đích tấn công là các tế bào thuộc hệ thống mô liên kết hoặc các tuyến nước mắt, tuyến nước bọt… gây khô miệng khi ngủ dậy.
Đi kèm với hội chứng Sjögren, người bệnh có thể mắc các bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn mà chủ yếu là điều trị nhằm giảm triệu chứng và cải thiện cuộc sống cho người bệnh.
Nhiều loại thuốc nhất là các thuốc điều trị các bệnh mạn tính đòi hỏi thời gian sử dụng thuốc kéo dài có thể gây tác dụng phụ khô miệng khi ngủ dậy. Có thể kể đến một vài loại thuốc sau:
Do đó, nếu trong quá trình sử dụng thuốc mà hiện tượng tượng khô miệng khi ngủ dậy kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh thì người bệnh có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị để có thể đổi thuốc khi cần thiết.
Hút thuốc lá thường xuyên gây chậm tốc độ bài xuất nước bọt gây khô miệng hoặc xuất hiện các bệnh lý về răng miệng khác. Bên cạnh đó, rượu có tính axit và tình cồn nên khi uống rượu nhiều gây mất nước và dẫn đến khô miệng khi ngủ dậy.
Để bảo vệ sức khỏe và hạn chế các bệnh tật nguy hiểm khác như ung thư hoặc xơ gan, bệnh lý dạ dày thì lời khuyên là bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích này.
Khô miệng khi ngủ dậy thường đến từ nguyên nhân mạn tính nên đa phần chỉ có thể cải thiện tình trạng này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biện pháp có thể áp dụng để hạn chế khô miệng khi ngủ như:
Tóm lại, khô miệng khi ngủ dậy có thể do nguyên nhân thói quen hoặc hệ quả của các bệnh lý mạn tính. Tuy nhiên, một số trường hợp là xuất phát từ bệnh lý nghiêm trọng. Do vậy, cần việc thăm khám sức khỏe khi có các bất thường là điều cần thiết. Nhà Thuốc Long Châu hy vọng bài viết này cung cấp được những thông tin bổ ích cho bạn!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.