Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Lecithin là gì? Lợi ích của lecithin đối với sức khỏe

Ngày 19/07/2022
Kích thước chữ

Lecithin phổ biến trong tự nhiên và được biết đến với nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Vậy lecithin là gì? Có những tác dụng gì? Bổ sung lecithin bằng cách nào? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu tất cả về lecithin bao gồm công dụng với sức khoẻ và cách thức sử dụng đang được nhiều người quan tâm. Bạn có thể bổ sung hoạt chất này như thế nào và ai cần bổ sung chất này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Lecithin là gì?

Lecithin (alpha-phosphatidylcholine) là một chất dinh dưỡng. Lecithin không phải là một đơn chất mà là một nhóm các hóa chất thuộc nhóm phospholipid. Tầm quan trọng của phospholipid là xây dựng màng tế bào và quan trọng đối với hoạt động bình thường của não, máu, dây thần kinh và các mô khác trong cơ thể. 

Lecithin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, đậu nành hoặc các nguồn động vật. Ngoài việc được sử dụng như một chất bổ sung chất béo thì lecithin còn được sử dụng cho nhiều mục đích như sản xuất thuốc nhỏ mắt, làm chất nhũ hóa trong thực phẩm hoặc chất giữ ẩm da. 

Là một chất bổ sung cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như giảm cholesterol, điều trị rối loạn thần kinh và gan,...

Lợi ích của lecithin đối với sức khỏe

Khi lecithin đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành một chất gọi là choline, được cơ thể sử dụng cho các quá trình như vận chuyển chất béo, trao đổi chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền dẫn của các dây thần kinh trong não, xây dựng màng tế bào. Choline không dễ được sản xuất bởi cơ thể và thường được bổ sung thông qua thực phẩm. 

Giảm cholesterol xấu trong máu

Một nghiên cứu cho thấy nếu một ngày bổ sung lecithin đậu nành trong viên uống 500mg giúp giảm 42% tổng cholesterol xấu trong máu. Sau hai tháng sử dụng lecithin làm giảm 56.15% cholesterol xấu. Vậy với một viên nang lecithin đậu nành hàng ngày có hiệu quả trong điều trị hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu.

Lecithin là gì? Lợi ích của Lecithin đối với sức khỏe 1 Bổ sung lecithin đậu nành giúp giảm cholesterol xấu trong máu

Cải thiện hệ tiêu hoá

Lecithin đã được thử nghiệm với người bị viêm loét đại tràng để kiểm tra khả năng tiêu hóa. Chất nhũ hóa lecithin góp phần vào phản ứng dây chuyền giúp cải thiện chất nhầy trong ruột giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và bảo vệ lớp niêm mạc nhạy cảm. Ngay cả khi bạn không bị loét đại tràng thì cũng nên cân nhắc dùng lecithin để hạn chế hội chứng ruột kích thích hoặc một bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. 

Tăng cường hệ miễn dịch

Bổ sung lecithin đậu nành có thể tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu của Brazil trên chuột cho thấy việc bổ sung lecithin hàng ngày làm tăng hoạt động của đại thực bào lên 29%. Đại thực bào là các tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn và tế bào ung thư cũng như các vật chất lạ khác trong cơ thể, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch.

Nâng cao nhận thức

Choline là một thành phần của lecithin, đóng một vai trò trong sự phát triển trí não và cải thiện trí nhớ. Không dừng lại ở đây, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lecithin có thể có lợi cho những người bị rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.

Hỗ trợ mẹ khi cho con bú

Một số phụ nữ trong thời kỳ cho con bú có thể bị tắc ống dẫn sữa, khi sữa mẹ không chảy qua ống dẫn sữa gây ra tình trạng đau đớn, khó cho con bú, còn có thể dẫn đến viêm tuyến vú, nhiễm trùng mô vú. 

Để ngăn ngừa viêm vú và khó cho con bú, Tổ chức Nuôi con bằng sữa mẹ Canada khuyến nghị những bà mẹ có nguy cơ tắc ống dẫn sữa nên sử dụng 1.200 mg lecithin 4 lần/ngày để phòng ngừa. Tuy nhiên, lecithin không có tác dụng điều trị những người đã bị tắc ống dẫn sữa.

Lecithin là gì? Lợi ích của Lecithin đối với sức khỏe 2 Bổ sung lecithin cho mẹ đang cho con bú để tránh tắc ống dẫn sữa

Tác dụng phụ của lecithin là gì

Lecithin đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là an toàn khi sử dụng với lượng phù hợp. Tốt nhất bạn nên bổ sung lecithin từ thực phẩm vì đây là nguồn lecithin an toàn cho sức khỏe. FDA không kiểm soát độ an toàn hoặc độ tinh khiết của thực phẩm chức năng, vì vậy bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng. Đặc biệt với những người có cholesterol cao hoặc tiền sử bệnh tim cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung lecithin vì có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,...

Trường hợp chống chỉ định:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng lecithin trong thực phẩm thay vì dùng thực phẩm chức năng vì không có đủ thông tin để biết liệu lecithin có an toàn khi sử dụng với lượng lớn thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú hay không. 
  • Người dị ứng với trứng hoặc đậu nành: lecithin có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người có dị ứng với trứng hoặc đậu nành.

Nguồn thực phẩm chức lecithin

Các bạn có thể bổ sung lecithin cho cơ thể qua các thực phẩm tự nhiên. Lecithin được tìm thấy trong nguồn động vật và thực vật như nội tạng động vật, thịt bò, hải sản, trứng, các loại đậu như đậu nành, đậu đen,...

Lecithin là gì? Lợi ích của Lecithin đối với sức khỏe 3 Lecithin thường chứa trong nguồn động vật như thịt bò, nội tạng,...

Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về lecithin là gì, tác dụng của lecithin đối với cơ thể và những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lecithin. Cách tốt nhất để bổ sung lecithin là thông qua các loại thực phẩm hoặc bổ sung thực phẩm chức năng từ thương hiệu uy tín, chất lượng để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin