Lịch hút sữa L5 là gì? Làm sao để giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa?
Ngày 07/04/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Như bạn đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ bầu phải đối mặt với nhiều thách thức để duy trì, đảm bảo nguồn sữa mẹ cho con trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Mẹ bầu thường nghe lịch hút sữa L5 nhưng có thể mẹ chưa hiểu rõ cụ thể lịch này là gì.
Hút sữa là phương pháp được nhiều bà mẹ áp dụng để cung cấp sữa cho bé ngay cả khi bé không thể ti mẹ. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp điều chỉnh được lượng sữa. Ban đầu sau khi sinh, sữa mẹ thường còn ít nên cần hút để giúp kích thích tiết sữa. Vậy lịch hút sữa L5 là gì?
Cơ chế sản sinh sữa mẹ
Để áp dụng các lịch hút sữa L5, L6 hoặc bất kỳ lịch nào khác một cách hiệu quả, trước hết mẹ cần hiểu rõ về cơ chế sản sinh sữa mẹ của cơ thể. Cơ chế tiết sữa mẹ phụ thuộc vào 4 hormone chính:
Hormone estrogen và progesterone: Kích thích sự phát triển của bầu ngực mẹ và chuẩn bị cho việc sản xuất sữa.
Hormone prolactin: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sữa.
Hormone oxytocin: Giúp hỗ trợ giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực.
Quá trình sản sinh sữa mẹ bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn LI: Là giai đoạn tạo sữa non của cơ thể, bắt đầu từ nửa sau của thai kỳ cho đến khoảng 48 giờ sau sinh. Sữa non được sản xuất ra ít nhưng giàu dưỡng chất, phù hợp với dung tích dạ dày nhỏ của em bé sơ sinh.
Giai đoạn LII: Thường được gọi là giai đoạn chuyển tiếp từ sữa non sang sữa già, ngay sau giai đoạn LI. Lúc này, sữa mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn, mẹ sẽ có cảm giác rõ rệt về tình trạng căng tức ngực.
Giai đoạn LIII: Đây là giai đoạn cơ thể người mẹ sản xuất sữa theo cơ chế cung cầu dưới sự tác động của hormone prolactin và oxytocin. Kể từ giai đoạn này về sau, tùy theo nhu cầu ăn của con mà cơ thể của mẹ sẽ sản xuất một lượng sữa phù hợp. Điều này có nghĩa là khi con bú nhiều, cơ thể mẹ sẽ được kích thích sản sinh ra nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Lịch hút sữa L5 là gì?
Theo các chuyên gia, để đảm bảo đủ lượng sữa cho bé và tạo điều kiện cho sữa mẹ được sản xuất đều đặn, các mẹ bầu nên thực hiện việc hút sữa theo một lịch trình đa dạng. Các chuyên gia thường khuyến khích mẹ bầu áp dụng các lịch hút sữa L2, L3, L4, L5, L6,... Tuy nhiên, phần lớn các mẹ thường thích áp dụng lịch hút sữa từ L2 đến L5.
Lịch hút sữa L5 đòi hỏi mỗi cữ hút sữa cách nhau 5 tiếng đồng hồ, tức là mỗi ngày cần hút sữa từ 4 đến 5 lần. Thực tế, lịch để hút sữa L5 thường mang lại hiệu quả tốt nhất khi bé đã trên 6 tháng tuổi.
Cụ thể, lịch để thực hiện việc hút sữa L5 như sau:
5 lần mỗi ngày: Khi hút sữa 5 lần mỗi ngày,mẹ thực hiện hút các khung giờ như sau: 7 giờ sáng, 12 giờ trưa, 14 giờ chiều, 17 giờ chiều và 22 giờ tối.
4 lần mỗi ngày: Khi hút sữa 5 lần mỗi ngày,mẹ thực hiện hút các khung giờ như sau: 7 giờ sáng, 12 giờ trưa, 17 giờ chiều và 22 giờ tối.
Làm sao để giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa?
Nhiều bà mẹ có thể nghĩ rằng việc duy trì cùng một lịch hút sữa sẽ giúp tăng lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên, theo quá trình phát triển của trẻ, nhu cầu về sữa cũng tăng lên. Nếu duy trì một lịch hút sữa cố định, đặc biệt là lịch hút sữa dày đặc như l2, l3 khi bé mới sinh, có thể làm giảm lượng sữa tiết ra và gây ra tình trạng thiếu sữa cho bé. Hơn nữa, việc duy trì lịch hút sữa này đòi hỏi thời gian và công sức lớn từ mẹ, đặc biệt là đối với những bà mẹ phải trở lại công việc sớm.
Một cách đơn giản để giãn cách các cữ hút sữa là thay đổi lịch hút theo từng giai đoạn. Khi bé mới sinh, mẹ có thể áp dụng lịch hút sữa l2 trong khoảng 2 tuần đầu. Sau đó, có thể điều chỉnh sang lịch hút sữa l3 trong 2 tháng tiếp theo khi bé và lượng sữa đã ổn định hơn. Khi bé phát triển và nhu cầu về sữa tăng cao hơn, mẹ có thể chuyển sang lịch hút sữa L4. Khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, lịch hút sữa L5 sẽ phù hợp nhất.
Tuy nhiên, cách giãn cách này có thể không phù hợp với những bà mẹ dễ gặp tình trạng tắc tia sữa. Do đó, trước khi thay đổi lịch hút sữa, nên thảo luận với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tránh gặp phải tình trạng này.
Khi nào nên giãn cữ hút sữa?
Nhiều bà mẹ thường nghĩ rằng khi trẻ lớn hơn thì nên giãn cách các cữ hút sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị rằng việc giãn thời gian hút sữa nên dựa trên nhu cầu của trẻ, không phải dựa vào tuổi của bé.
Khi trẻ bú mẹ nhiều hơn, điều này cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của bé đang tăng lên. Trong trường hợp này, mẹ không cần phải dành nhiều thời gian để hút sữa để trữ bên ngoài nữa. Thay vào đó, hãy để sữa trong bầu ngực để bé bú ngay khi cần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ nên ngưng hoàn toàn việc hút sữa, mà chỉ cần giảm thời gian hút sữa trong ngày xuống bằng cách áp dụng lịch hút sữa l4 hoặc lịch hút sữa theo L5.
Hút sữa thường xuyên giúp các tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường việc tiết sữa. Khi sữa mẹ đã được tiết ra đều đặn với lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của bé, mẹ có thể giãn cách các cữ hút sữa ra dài hơn. Đồng thời, việc dành thời gian cho việc ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân cũng giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ.
Bài viết trên đây đã chia sẻ về thắc mắc lịch hút sữa L5 là gì? Hút sữa là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Việc giảm cách các cữ hút sữa một cách hợp lý không chỉ giúp duy trì lượng sữa trong cơ thể mẹ mà còn giúp mẹ có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc bản thân cũng như gia đình tốt hơn.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.