Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cholesterol cao là một trong những căn bệnh phổ biến mà hiện nay nhiều người gặp phải. Ngoài các phương pháp Tây y, các mẹo dân gian cũng là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách chữa mỡ máu bằng tỏi được đánh giá là an toàn và hiệu quả cho người bệnh nhé!
Tỏi làm giảm triglyceride và cholesterol xấu (LDL), đồng thời tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Nhờ đó giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa các bệnh do mỡ máu cao như xơ cứng mạch vành, động mạch não ngoại vi,... Vậy cùng tìm hiểu xem cách hỗ trợ chữa mỡ máu bằng tỏi như thế nào mới hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!
Tỏi có công dụng đối với lipid máu hỗ trợ chữa mỡ máu:
Tỏi tươi là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu, đây là kết quả của nhiều nghiên cứu về tỏi tươi của các nhà khoa học. Nhờ vậy, hợp chất sulphide có trong tỏi tươi ngăn cản sự hấp thụ cholesterol qua màng ruột, đồng thời loại bỏ cholesterol dư thừa qua đường bài tiết.
Để sử dụng tỏi tươi làm thuốc chữa bệnh mỡ máu, bạn tiến hành như sau:
Nhiều người còn chọn cách uống rượu tỏi để giảm mỡ máu. Vì nó làm tăng loại bỏ cholesterol bám vào mạch máu. Ngoài ra, nó cũng làm giãn nở các mạch máu và do đó làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối.
Cách chữa mỡ máu bằng tỏi này không cần chế biến quá nhiều.
Đậu xanh có chứa các hoạt chất giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt. Nó còn giúp thanh nhiệt, tẩy độc, tốt cho gan và có tác dụng giảm cân.
Mẹo chữa máu nhiễm mỡ từ tỏi và đậu trắng:
Ngoài việc ngăn ngừa bệnh tim, chanh còn cải thiện sức khỏe nói chung và ngăn ngừa cholesterol dính vào mạch máu. Chanh có chứa limonene, một chất chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh là làm giảm apo B (thành phần protein chính của cholesterol xấu); hoặc flavonoid, pectin và sắc tố của chanh có đặc tính oxy hóa, chúng làm tăng mức độ cholesterol tốt, giảm quá trình oxy hóa cholesterol xấu và do đó làm giảm lượng LDL-c (cholesterol xấu) trong máu.
Sự kết hợp giữa tỏi và chanh làm tăng hiệu quả giảm mỡ máu giúp quá trình điều trị mỡ máu cao diễn ra nhanh hơn và đạt kết quả tốt hơn cả mong đợi.
Chuẩn bị nguyên liệu: 4 củ tỏi, quả chanh và 3 lít nước đun sôi để nguội.
Thực hiện cách chữa mỡ máu bằng tỏi này như sau:
Lưu ý: Ngoài tác dụng giảm mỡ máu, bài thuốc trên có thể dùng để làm sạch mạch máu nhưng với liều lượng ít hơn, khoảng 1 đến 2 thìa/lần.
Gừng được biết đến như một loại thần dược có khả năng đốt cháy chất béo và cải thiện lưu thông máu. Gừng có chứa chất chống oxy hóa, chúng có tác dụng tương tự như chất chống oxy hóa có trong chanh, giúp ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên thành mạch máu, có tác dụng loại bỏ nhanh chóng lượng cholesterol dư thừa.
Cách chữa mỡ máu bằng tỏi, chanh và gừng:
Lưu ý: Thuốc cũng có thể dùng để lọc máu, liều lượng nhỏ hơn, dùng khoảng 1-2 thìa / lần, một liệu trình khoảng 40 ngày và chỉ nên dùng 1 đợt điều trị.
Tỏi đen, là loại tỏi được lên men tự nhiên từ tỏi trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian dài. Tỏi đen có mùi tương tự như mùi thuốc bắc, vị không còn gắt như tỏi tươi mà trở nên ngọt ngào với vị trái cây.
Tỏi đen làm giảm cholesterol toàn phần, tăng cholesterol tốt HDL, loại bỏ cholesterol xấu (LDL) ra khỏi máu, làm giảm mỡ máu.
Nếu bạn dùng tỏi đen làm thuốc chữa bệnh mỡ máu từ tỏi thì tiến hành như sau:
Tuy tỏi là thực phẩm tự nhiên an toàn và có tác dụng giảm mỡ máu rất tốt nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên dùng quá 5 g tỏi mỗi ngày vì tỏi rất nóng có thể không tốt cho dạ dày, khiến gan bị tổn thương, sưng tấy, thậm chí tiêu chảy, tăng chảy máu, chóng mặt,…
Cách chữa mỡ máu bằng tỏi không phải là giải pháp lý tưởng, vì vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Bạn nên xây dựng lối sống và thực đơn ăn uống khoa học để giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả.
Ngọc Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.