Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Mầm lúa mì: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe

Ngày 28/12/2024
Kích thước chữ

Mầm lúa mì được ví như “hạt ngọc” của thiên nhiên, chứa đựng nguồn dinh dưỡng phong phú. Với kích thước nhỏ bé nhưng giá trị dinh dưỡng dồi dào, mầm lúa mì đã trở thành một thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những ai quan tâm đến sức khỏe.

Ngoài cỏ lúa mì hay mầm lúa mạch, trong cộng đồng chăm sóc sức khỏe còn xôn xao về một thực phẩm dinh dưỡng khác có tên gọi mầm lúa mì. Từ hàng ngàn năm trước, mầm lúa mì đã được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu chưa biết thành phần dinh dưỡng trong mầm lúa mì gồm những gì và công dụng của nó với sức khỏe ra sao, bạn hãy cùng Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết này!

Thành phần dinh dưỡng của mầm lúa mì

Lịch sử sử dụng mầm lúa mì có thể lên đến hàng ngàn năm trước, khi con người bắt đầu khám phá và sử dụng các loại hạt làm thức ăn. Người ta đã sớm nhận ra giá trị dinh dưỡng của mầm lúa mì và sử dụng nó như một loại thực phẩm bổ dưỡng.

Mầm lúa mì là gì?

Mầm lúa mì là phần phôi của hạt lúa mì khi bắt đầu nảy mầm. Đây là giai đoạn hạt lúa mì tập trung mọi dưỡng chất để nuôi mầm non phát triển. Chính vì thế, mầm lúa mì chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Mầm lúa mì giàu dinh dưỡng bởi trong quá trình nảy mầm, hạt lúa mì sẽ chuyển hóa tinh bột thành đường đơn giản, dễ hấp thu. Đồng thời quá trình tổng hợp các vitamin, khoáng chất và enzyme cần thiết cho sự phát triển của mầm non xảy ra. Chính những quá trình này đã làm tăng đáng kể giá trị dinh dưỡng của mầm lúa mì so với hạt lúa mì nguyên hạt.

Mầm lúa mì: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe 1
Mầm lúa mì mọc lên từ phần phôi của hạt lúa mì

Thành phần dinh dưỡng trong mầm lúa mì

Ước tính trong 100 g mầm lúa mì có khoảng:

  • Carbohydrate: 51,80g (Khoảng 19% DV);
  • Chất xơ: 13,20g (Khoảng 47% DV);
  • Chất béo: 9.720g (Khoảng 12% DV);
  • Chất đạm: 23,15g (Khoảng 46% DV).

Các vitamin:

  • Vitamin B1: 1,882mg (Khoảng 157% DV);
  • Vitamin B2: 0,499mg (Khoảng 38% DV);
  • Vitamin B3: 6,813mg (Khoảng 43% DV);
  • Vitamin B5: 2,257mg (Khoảng 45% DV);
  • Vitamin B6: 1,300mg (Khoảng 76% DV);
  • Vitamin B9: 281,00 mcg (Khoảng 70% DV).

Các khoáng chất:

  • Canxi: 39,00mg (Khoảng 3% DV);
  • Đồng: 0,80mg (Khoảng 89% DV);
  • Sắt: 6,26mg (Khoảng 35% DV);
  • Magie: 239,00mg (Khoảng 57% DV);
  • Mangan: 13,301mg (Khoảng 578% DV);
  • Photpho: 842,00mg (Khoảng 67% DV);
  • Kali: 892,00mg (Khoảng 19% DV);
  • Selen: 79,20 mcg (Khoảng 144% DV);
  • Natri: 12,00mg (Khoảng 1% DV);
  • Kẽm: 12,29mg (Khoảng 112% DV).

Các axit amin:

  • Alanine: 1,477 gam;
  • Arginin: 1,867 gam;
  • Axit aspartic: 2.070g;
  • Cystin: 0,458 gam;
  • Axit glutamic: 3,995g;
  • Glycine: 1,424 gam;
  • Histidine: 0,643 gam (Khoảng 56% DV);
  • Isoleucine: 0,847 gam (Khoảng 55% DV);
  • Leucine: 1,571 gam (Khoảng 46% DV);
  • Lysin: 1,468 gam (Khoảng 47% DV);
  • Methionin: 0,456 gam;
  • Phenylalanin: 0,928g;
  • Prolin: 1,231 gam;
  • Serine: 1,102g;
  • Threonine: 0,968g (Khoảng 59% DV);
  • Tryptophan: 0,317 gam (Khoảng 78% DV);
  • Tyrosine: 0,704 gam;
  • Valin: 1,198g (Khoảng 61%);
  • Phenylalanine + Tyrosine: 1,632 gam (Khoảng 61% DV);
  • Methionine + Cysteine: 0,456 gam (Khoảng 29% DV).

Lưu ý: %DV là viết tắt của % Daily Value, dịch sang tiếng Việt là % Giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

Mầm lúa mì: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe 2
Chắc hẳn bất cứ ai cũng ấn tượng về thành phần dinh dưỡng của mầm lúa mì

Công dụng của mầm lúa mì đối với sức khỏe

Với thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú và dồi dào ít thực phẩm nào có được, mầm lúa mì mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Mầm lúa mì hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Mầm lúa mì rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tiêu hóa.

Chất xơ không hòa tan thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng. Chất xơ hòa tan nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Các enzyme trong mầm lúa mì có tác dụng phân giải thực phẩm, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu.

Mầm lúa mì góp phần bảo vệ trái tim

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong mầm lúa mì như vitamin E giúp ngăn ngừa sự oxy hóa cholesterol xấu. Từ đó nó giúp giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch, xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, mầm lúa mì còn giúp ổn định huyết áp.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàng loạt vitamin và khoáng chất dồi dào có trong mầm lúa mì đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó cơ thể nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm tần suất mắc các bệnh cảm cúm và bệnh nhiễm trùng khác.

Mầm lúa mì: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe 3
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mầm lúa mì chắc chắn tốt cho sức khỏe

Mầm lúa mì có thể hỗ trợ giảm cân

Mặc dù giàu năng lượng, nhưng mầm lúa mì lại chứa nhiều chất xơ và protein. Đây là hai thành phần dưỡng chất giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.

Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất trong mầm lúa mì còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Ví dụ như các vitamin nhóm B (đặc biệt là B2, B3, B5, B6) tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo thành năng lượng. Magie trong mầm lúa mì tham gia vào hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thể, bao gồm cả các phản ứng liên quan đến sản xuất năng lượng và chuyển hóa carbohydrate.

Giúp phục hồi, tái tạo cơ bắp hiệu quả

Mầm lúa mì chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Các axit amin này rất quan trọng cho việc xây dựng và phục hồi cơ bắp, đặc biệt là sau khi tập luyện. Ngoài ra, nguồn protein thực vật dồi dào trong mầm lúa mì chính là thành phần dưỡng chất quan trọng với bất cứ ai muốn tăng cường cơ bắp.

Mầm lúa mì: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe 4
Thật đáng tiếc nếu không biết đến công dụng của mầm lúa mì

Cách sử dụng mầm lúa mì phát huy tối đa lợi ích

Ngoài những lợi ích được kể đến trên đây, mầm lúa mì còn rất nhiều công dụng khác. Nhưng để phát huy tối đa công dụng của thực phẩm này và đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Mầm lúa mì có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Một số người dùng để ăn trực tiếp, có người dùng làm bánh, nấu cháo, làm sữa hạt hay sinh tố.
  • Khi mua mầm lúa mì, bạn nên chọn những mầm tươi, có màu xanh tươi, không bị úa vàng, không có mùi lạ. Bạn nên tránh mua những mầm bị hỏng, mốc hoặc có dấu hiệu bị côn trùng tấn công. Trên thị trường hiện nay cũng có các sản phẩm mầm lúa mì dạng bột, dạng viên nang để tiện sử dụng và bảo quản.
  • Dù mầm lúa mì tốt cho sức khỏe nhưng những người bị dị ứng celiac, nhạy cảm với gluten nên tránh sử dụng.

Mầm lúa mì là một món quà tuyệt vời từ thiên nhiên, mang đến cho chúng ta vô vàn lợi ích sức khỏe. Việc bổ sung mầm lúa mì vào chế độ ăn hàng ngày là một cách đơn giản để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và duy trì vẻ đẹp tươi trẻ. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thực phẩm này đúng cách và đủ lượng để phát huy tối đa công dụng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin