Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Hạt lúa mì​ và 10 công dụng vàng với sức khỏe

Ngày 28/11/2024
Kích thước chữ

Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc đa năng nhất khi nói đến giá trị dinh dưỡng và những lợi ích sức khỏe. Hạt lúa mì có thể được tìm thấy trên khắp thế giới và rất dễ kết hợp với nhiều chế độ ăn uống khác nhau. Lúa mì có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát béo phì, cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi mật…

Lúa mì là một trong những loại cây trồng lâu đời nhất và là thực phẩm chính của con người trong hàng ngàn năm. Hạt lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á, hiện nay được chúng được trồng rộng khắp thế giới.

Giá trị dinh dưỡng của hạt lúa mì

Lúa mì là một trong những cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới và là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người và động vật. Lúa mì được trồng ở nhiều nơi và có nhiều giống khác nhau, mỗi giống có những đặc điểm riêng về chất lượng hạt, khả năng chống chịu thời tiết và cách chế biến.

Hạt lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất, góp phần quan trọng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trong 100g hạt lúa mì có chứa:

  • 15g protein;
  • 10,6g chất xơ;
  • 71,2g carbohydrate;
  • 38mg canxi;
  • 136mg magie;
  • 352mg phốt pho;
  • 376mg kali;
  • 39μg folate;
  • 5,5mg niacin;
  • 0,5mg thiamin.
Hạt lúa mì​ và 10 công dụng vàng với sức khỏe 1
Hạt lúa mì được trồng phổ biến trên toàn thế giới

10 công dụng của hạt lúa mì với sức khỏe

Lúa mì là một loại ngũ cốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, hạt lúa mì trở thành lựa chọn thực phẩm tốt nhất giúp cải thiện tiêu hóa, chống lại các bệnh mãn tính, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Kiểm soát béo phì

Mặc dù lúa mì được biết đến với tác dụng kiểm soát béo phì, nhưng lợi ích này lại có tác dụng mạnh hơn nhiều ở phụ nữ so với nam giới. Ăn các sản phẩm từ lúa mì nguyên cám thường xuyên thực sự có thể giúp ích cho những bệnh nhân bị béo phì và có thể giúp giảm cân đáng kể. 

Khi quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn không hoạt động ở mức tối ưu, nó có thể dẫn đến nhiều hội chứng chuyển hóa như triglyceride cao, mỡ nội tạng, tăng huyết áp. Đây là lý do tại sao hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên đưa ngũ cốc nguyên cám vào chế độ ăn uống của mình. Ăn thực phẩm chế biến từ lúa mì giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn, do đó ngăn ngừa những vấn đề này phát sinh ngay từ đầu.

Hạt lúa mì​ và 10 công dụng vàng với sức khỏe 2
Thức ăn chế biến từ lúa mì giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh mãn tính và có thể rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách. Trong hạt lúa mì chứa nhiều magie, khoáng chất này ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin và tiết ra glucose. Do đó, ăn lúa mì nguyên cám thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thay thế gạo trong chế độ ăn hàng ngày bằng lúa mì, bệnh nhân tiểu đường có thể dễ dàng kiểm soát lượng đường của mình ở mức hợp lý.

Ngăn ngừa sỏi mật

Lúa mì nguyên cám giúp ngăn ngừa sỏi mật hiệu quả. Sỏi mật được hình thành do tiết quá nhiều axit mật. Do trong lúa mì có chất xơ không hòa tan giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, cơ thể tiết ít axit mật hơn nên hạn chế nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.

Ngăn ngừa ung thư vú

Cám trong hạt lúa mì có tác dụng chống ung thư vú ở phụ nữ do lượng estrogen tăng quá mức. Cám lúa mì có tác dụng tối ưu hóa mức estrogen để chúng luôn được kiểm soát, do đó ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả.

Tác dụng này đặc biệt hiệu quả ở phụ nữ tiền mãn kinh bởi họ là những người thường có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn. Hơn nữa, lúa mì cũng chứa lignan giúp kiểm soát nồng độ estrogen lưu thông cao, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa ở phụ nữ

Chúng ta đều biết rằng trong hạt lúa mì chứa lượng lớn chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Điều này có nghĩa là cơ thể cần ít tiết dịch mật axit hơn để phân hủy thức ăn. Điều này có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết xảy ra và nói chung thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt là ở phụ nữ.

Hạt lúa mì​ và 10 công dụng vàng với sức khỏe 3
Lúa mì giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết

Ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em

Với mức độ ô nhiễm liên tục gia tăng, ngày càng nhiều trẻ em có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nếu thêm các món ăn chế biến từ lúa mì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em ít nhất 50% nhờ hàm lượng magie và vitamin E trong lúa mì. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân hen suyễn, lúa mì cũng là một món ăn dễ gây dị ứng, vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Bảo vệ chống lại các bệnh về tim mạch

Lignans thực vật là một chất dinh dưỡng có rất nhiều trong lúa mì nguyên cám giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Lúa mì cũng làm tăng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể, đây cũng là một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim.

Giảm triệu chứng sau mãn kinh

Sử dụng nhiều sản phẩm từ hạt lúa mì chưa qua tinh chế sẽ cung cấp một lượng lớn chất xơ và protein cho chế độ ăn uống của phụ nữ mãn kinh. Điều này góp phần giúp kiểm soát sự cân bằng hormone và giảm thiểu những triệu chứng khó chịu thường gặp trong giai đoạn này.

Giải độc gan

Mầm lúa mì là nguồn cung cấp phong phú các chất chống oxy hóa và chất xơ, có tác dụng hiệu quả trong việc giải độc gan. Việc thường xuyên sử dụng lúa mì nguyên hạt cũng hỗ trợ cải thiện sức khỏe của tế bào gan, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer

Hạt lúa mì chứa hàm lượng sắt, folate và các vitamin B, vitamin E, giúp hỗ trợ quá trình sản xuất serotonin trong cơ thể. Nhờ vậy, việc ăn hạt lúa mì không chỉ góp phần ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer mà còn cải thiện tâm trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hạt lúa mì​ và 10 công dụng vàng với sức khỏe 4
Với hàm lượng vitamin phong phú, hạt lúa mì có tác dụng phòng bệnh Alzheimer

Những ai không nên ăn hạt lúa mì?

Mặc dù lúa mì mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng nó cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn đối với người sử dụng. Ngoài các dưỡng chất khác, lúa mì còn chứa gluten, một loại protein giúp tạo độ dẻo và dính cho bột mì thường dùng trong làm bánh. Gluten không phù hợp với những người mắc bệnh celiac, nếu người bệnh ăn các thực phẩm có chứa lúa mì, sẽ gặp phải dị ứng và các phản ứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, những người bệnh này cần tránh xa các món ăn chứa lúa mì.

Mặc dù lúa mì có hàm lượng chất xơ cao và tốt cho đường ruột, giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết, nhưng đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích thì nên hạn chế ăn thức ăn chế biến từ lúa mì. Một số nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa gluten và hội chứng này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, thói quen đi tiêu không đều, tiêu chảy, táo bón và axit trào ngược ở những bệnh nhân mắc căn bệnh này.

Hạt lúa mì là thực phẩm giàu chất xơ đã được chứng minh có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Trên đây là 10 công dụng vàng của loại ngũ cốc lâu đời nhất trên thế giới đã được nghiên cứu và kiểm chứng. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin