Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với mỗi người Việt, cua là món ăn không còn xa lạ trong mỗi bữa cơm gia đình. Không chỉ dễ mua và chế biến, cua còn cung cấp năng lượng và các loại axit amin đa dạng. Nhiều chị em thắc mắc rằng mang bầu ăn cua được không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Cua là thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Cua mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường chức năng tim mạch, cải thiện sức khỏe miễn dịch và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn e ngại không biết bầu ăn cua được không? Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Cua là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt, là nguồn cung cấp năng lượng và chất đạm cho người dân. Cua có thể được đánh bắt ngay tại biển với số lượng lớn. Bên cạnh đó, cua có quanh năm, tập trung nhiều nhất vào giai đoạn chuyển giao mùa hè và mùa thu.
Bên cạnh đó, cua có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như món canh cua, bún riêu cua hay bánh canh cua. Ngoài ra, cua thường được xay hoặc giã nhuyễn, lọc lấy nước, từ đó chế biến thành các món ăn. Cua có vị mặn mặn pha chút vị ngọt của thịt cua cùng chút vị tanh đặc trưng.
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100 gam cua bỏ đi phần yếm và phần mai sẽ chứa thành phần dưỡng chất như sau:
Cua là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn đạm với chất lượng tốt, cung cấp đa dạng các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, trong cua có chứa 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, bao gồm: Lysine, methionine, valine, leucin, isoleucine, tryptophan, threonine và phenylalanine. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Bầu ăn cua được không?” là được.
Trong thịt cua có chứa nhiều axit béo omega-3. Loại axit béo này sẽ giúp cân bằng hàm lượng cholesterol có trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa tại mạch máu. Điều này sẽ giúp giảm gánh cho tim, tăng cường chức năng tuần hoàn và ngăn ngừa biến cố tim mạch trong tương lai.
Mặt khác, mẹ bầu thường dễ lo lắng, căng thẳng trong thời gian thai kỳ. Điều này có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tới thai nhi. Bổ sung món ăn được chế biến từ cua vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát và điều hòa huyết áp hiệu quả.
Bên cạnh đó, axit béo omega-3 không chỉ tốt cho chị em mà còn tốt cho sự phát triển não bộ và hệ tim mạch của trẻ nhỏ.
Trong cua có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, trong đó có hàm lượng cao vitamin B9. Đây là loại vitamin cần thiết cho mẹ bầu và em bé, giúp phòng tránh các dị tật bẩm sinh.
Ngoài thịt cua, vitamin B9 cũng có nhiều trong một số loại trái cây và rau củ khác. Mẹ bầu có thể đưa cua vào nguyên liệu cho thực đơn hàng ngày giúp bữa ăn thêm hấp dẫn, phong phú.
Sắt là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu và thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu cần được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Thịt cua là một thực phẩm có chứa nhiều sắt giúp bà bầu phòng ngừa tình trạng thiếu máu, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung nguồn sắt thông qua nhiều loại thực phẩm khác hoặc bằng viên uống theo sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Canxi và phospho là hai loại khoáng chất quan trọng tham gia quá trình tạo xương và răng. Trong thịt cua có chứa nhiều phospho và canxi giúp tăng cường hệ thống xương khớp chắc khỏe.
Bởi vậy, ăn cua thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng đau xương khớp, đồng thời phòng chống hiện tượng loãng xương sớm trong tương lai. Từ đó, chị em có thể giữ vững lối sống năng động, khỏe mạnh trong và sau thời kỳ thai nghén.
Cua cung cấp đa dạng hoạt chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi gốc tự do có hại, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chị em phòng ngừa bệnh lây lan từ môi trường tấn công cơ thể mỗi ngày như cảm cúm và bệnh nhiễm trùng khác.
Mặc dù cua là một loại thực phẩm mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý một số tác dụng phụ dưới đây của cua:
Tuy các món ăn làm từ cua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, chị em vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi thưởng thức món cua, đó là:
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn cua được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Trong thời gian mang thai, bà bầu và em bé cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Món ăn được chế biến từ cua sẽ là nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm cùng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.