Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mắt hiếng hay còn gọi là mắt lác, mắt lé ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài và cả thị lực của người bệnh. Vậy nguyên nhân gì gây nên mắt hiếng, tầm nhìn có bị hạn chế không và làm thế nào để khắc phục tình trạng bệnh này,... là những vấn đề mà nhiều người quan tâm.
Người bị tật mắt hiếng cảm thấy tự ti trong giao tiếp vì bệnh ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt, hơn nữa còn ảnh hưởng khá nhiều đến thị lực và sức khỏe đôi mắt của người bệnh. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu mọi thông tin về tình trạng mắt hiếng.
Thông thường, nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu tùy thuộc vào 6 cơ mắt bao gồm cơ trực trong, trực ngoài, trực dưới, trực trên, cơ chéo lớn, cơ chéo bé. Mỗi cơ giúp nhãn cầu di chuyển lên trên, xuống dưới, vào trong, ra ngoài, xoay vào trong và xoay ra ngoài.
Hai mắt của người bình thường sẽ cùng nhìn vào một điểm. Nhãn cầu có nhiệm vụ tổng hợp lại hình ảnh thu được ở hai mắt thành một hình ảnh duy nhất là ảnh 3 chiều, mang đến thị giác tinh tế.
Vậy mắt hiếng là gì? Bệnh mắt hiếng hay gọi là mắt lác, mắt lé là tình trạng hai mắt không cân bằng, tầm nhìn vì thế mà theo các hướng khác nhau. Một hoặc cả hai mắt của người bị mắt hiếng nhìn theo hướng lệch vào trong hoặc lệch ra ngoài. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, một số trường hợp xuất hiện ở trẻ vừa mới sinh và cả gặp ở người lớn.
Khi có một mắt bị lệch, hai mắt thu nhận hai hình ảnh khác nhau và chuyển đến não bộ. Ở trẻ nhỏ, não bộ chỉ lấy hình ảnh của mắt nhìn rõ hơn và chọn lọc, loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch và trẻ sẽ mất đi thị giác tinh tế về sau. Ở người lớn, não bộ không thể loại bỏ hình ảnh từ mắt bị lệch mà thu lại cả hai hình ảnh, gây nhìn đôi.
Có 2 loại mắt hiếng:
Tùy tính chất, bệnh mắt hiếng thể hiện theo các hình thái khác nhau như hiếng chụm chữ A, chữ V, hiếng trong, hiếng chéo,... Tình trạng mắt hiếng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt. Theo thời gian, do não bộ chỉ sử dụng các tín hiệu được gửi từ mắt khỏe hơn nên bên mắt hiếng thường yếu đi và dần bị mất thị lực.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra tình trạng mắt hiếng thông qua quan sát bên ngoài vì những biểu hiện của bệnh mắt hiếng rất khác biệt so với mắt bình thường, bao gồm:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắt hiếng như do di truyền, bẩm sinh hoặc do thứ phát. Cụ thể là:
Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh đã xuất hiện tình trạng mắt hiếng nhưng có thể nhận rõ được tình trạng hiếng khi qua 6 tháng. Nguyên nhân khiến trẻ mới sinh mà đã bị hiếng là do dị tật ở các cơ vận nhãn làm cho mắt của trẻ không thể điều khiển đúng vị trí được. Các cơ vận nhãn do não bộ điều khiển giữ vai trò di chuyển mắt sang trái, phải, lên xuống và đảo vòng tròn. Nhưng đối với những người bị mắt hiếng bẩm sinh, tình trạng dị tật ở cơ trục và cơ chéo khiến cho mắt không thể vận động một cách đồng nhất và làm cho mắt bị lệch trục.
Nếu trong gia đình, nhất là bố mẹ, ông bà, anh chị em có người bị mắt hiếng thì khả năng cao con cái sinh ra cũng bị hiếng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do gen hoặc nhiễm sắc thể. Có thể % di truyền của bệnh này không quá nhiều nhưng vẫn có khả năng bị bệnh.
Nếu như không chữa trị kịp thời những tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị và để bệnh kéo dài quá lâu thì có thể khiến cho mắt bị hiếng. Vì vậy những người đã bị tật khúc xạ nên đi khám mắt sớm để được chỉnh kính, giúp mắt không bị điều tiết quá nhiều, dẫn đến nguy cơ bị hiếng cao. Nếu chỉ bị tật khúc xạ, người bệnh có thể đeo kính để điều trị nhưng nếu để tình trạng biến chuyển thành mắt hiếng thì có khả năng vừa chỉnh kính vừa phẫu thuật.
Tật mắt hiếng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe đôi mắt nói chung và thị lực nói riêng. Cụ thể như:
Tùy từng trường hợp bị hiếng, bệnh nhân có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều cách điều trị sau:
Bệnh mắt hiếng nên được chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế tác hại do bệnh gây ra. Vì vậy, nếu trẻ em hoặc người lớn có biểu hiện của mắt hiếng như nhìn lệch, song thị, quay nghiêng hoặc quay đầu khi nhìn,... cần đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa mắt ngay.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.