Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Duy trì một chế độ ăn cân đối và đủ dinh dưỡng cho mẹ là chìa khóa quan trọng để cung cấp sữa mẹ chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ ăn gì để con bụ bẫm, khỏe mạnh?
Để đảm bảo con phát triển bụ bẫm và khỏe mạnh thông qua sữa mẹ, mẹ cần tập trung vào một chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu xem vậy mẹ nên ăn gì để con bụ bẫm, khỏe mạnh?
Trong 6 tháng đầu đời, các chuyên khoa dinh dưỡng khuyến khích việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sự cung cấp dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về trí lực và thể lực, mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh.
Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Việc thiếu hụt các loại vitamin A, D và B1 trong chế độ ăn của mẹ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt này trong sữa mẹ, gây ra các vấn đề về sự phát triển của trẻ.
Trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể cần thiết cho con được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, việc mẹ duy trì một chế độ ăn uống đúng, đủ, và giàu chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn, giúp chống lại bệnh tật và bất kỳ tác động có hại nào từ môi trường xung quanh.
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hàng ngày quan trọng cho trẻ sơ sinh mà còn chứa nhiều kháng thể, có thành phần biến đổi theo từng ngày từng giờ, phù hợp với quá trình phát triển của bé. Trong những năm đầu đời, dinh dưỡng trong sữa mẹ chủ yếu tập trung vào việc "nuôi dưỡng" bộ não của bé, thay vì chỉ tăng cân hoặc tăng cơ như các loại sữa khác.
Sữa mẹ cung cấp các thành phần dinh dưỡng chính sau:
Sữa mẹ còn có những ảnh hưởng đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Tăng cường sức đề kháng cho bé đối phó với các bệnh thông thường và các bệnh tim mạch, bởi sữa mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein, trong đó có 50% là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), giúp chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh.
Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ đặc (ít nhất trong 6 tháng đầu) có thể tránh được nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp. Hơn nữa, sữa mẹ cung cấp duy nhất Taurine cho bé, giúp phát triển não bộ và võng mạc mắt.
Các bé được bú sữa mẹ ít gặp vấn đề về khuyết tật phát âm, vì việc bú mẹ giúp phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng và má của bé.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung khoảng 2.500 calo mỗi ngày, cao hơn khoảng 500 calo so với mức cần thiết bình thường. Để đảm bảo sữa mẹ có đủ dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm quan trọng sau:
Carbohydrate: Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Thiếu hụt carbohydrate có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Mẹ nên bổ sung từ các nguồn như ngũ cốc, đậu, hạt, trái cây sấy, tinh bột và bánh mì.
Protein: Protein là thành phần quan trọng giúp duy trì các mô cơ thể và sự phát triển của em bé. Phụ nữ cho con bú nên tiêu thụ khoảng 112g protein mỗi ngày từ thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sản phẩm từ bơ, sữa, hạt và đậu.
Axit béo không no: Axit béo không no đặc biệt là omega-3, cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của em bé. Cá như cá ngừ, cá da trơn, cá minh thái và cá hồi là những nguồn giàu omega-3. Sử dụng dầu ô liu hoặc dầu thực vật cũng là cách tốt để bổ sung axit béo không no vào chế độ dinh dưỡng.
Canxi: Canxi là yếu tố quan trọng giúp phát triển xương của em bé. Mẹ cần tiêu thụ khoảng 3 ly sữa mỗi ngày hoặc bổ sung từ các nguồn như phô mai, sữa chua, đậu hũ, rau lá xanh đậm và một số loại rau cải.
Vitamin D: Vitamin D giúp hấp thụ canxi hiệu quả. Mẹ nên bổ sung ít nhất 800 IU vitamin D mỗi ngày từ cá hồi, cá thu, nước cam, sữa chua và ngũ cốc.
Sắt: Sắt là yếu tố quan trọng giúp tạo máu. Mẹ cần bổ sung sắt từ thực phẩm như thịt, cá, rau xanh và ngũ cốc. Sắt từ nguồn động vật thường được hấp thụ tốt hơn so với sắt từ nguồn thực vật.
Axit folic: Axit folic là cần thiết cho sự phát triển của em bé. Mẹ nên tiêu thụ ít nhất 500µg axit folic mỗi ngày từ rau bina, các loại đậu, thịt gà, gan lợn và một số loại trái cây như cam và bưởi.
Nước: Để sản xuất đủ sữa cho bé, mẹ cần duy trì lượng nước đủ mỗi ngày, khoảng 2,5 – 3,0 lít, tương đương với 12 đến 15 cốc nước.
Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của em bé. Mẹ nên bổ sung từ hoa quả, rau xanh, ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc mẹ ăn gì để con bụ bẫm, khỏe mạnh? Với chế độ dinh dưỡng đủ đạm và cân đối, mẹ có thể đảm bảo sức khỏe của mình và sự phát triển tốt nhất cho em bé trong thời kỳ cho con bú để con bụ bẫm, khỏe mạnh.
Xem thêm: Chọc trứng xong nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.