Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp với vận động và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện. Do vậy, việc đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ trong suốt thai kỳ là rất quan trọng, đặc biệt là 3 tháng giữa - giai đoạn thai nhi phát triển nhanh. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân 3 tháng giữa của thai kỳ?
Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân 3 tháng giữa? Đây là một băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu, bởi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 này, bé cưng phát triển rất nhanh và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng tăng gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Nếu quan tâm đến vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có lời giải đáp nhé!
Trong suốt thai kỳ, dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu và qua nhau thai để cung cấp cho thai nhi. Nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, không dễ mắc bệnh, có đủ sức khỏe để sinh con và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh cũng như có đủ sữa cho con bú, có sức chăm sóc cho trẻ.
Bên cạnh đó, người mẹ có một chế độ dinh dưỡng thai sản tốt từ trước và trong khi mang thai sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh, bào thai không bị suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển tâm thần và vận động trong thai kỳ. Do đó, việc chăm sóc và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai phụ là vô cùng quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn. Cụ thể là:
Trong cả quá trình mang thai, người mẹ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển tối ưu của thai nhi. Tuy nhiên, tùy theo sự phát triển của thai nhi trong mỗi giai đoạn mà cần cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho thai phụ. Vậy người mẹ nên ăn gì để con tăng cân 3 tháng giữa trong thai kỳ?
Nhu cầu năng lượng trung bình của một người phụ nữ là 2.200 kcal/ngày và với phụ nữ mang thai ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ cần khoảng 2.560 kcal/ngày nhằm đảm bảo tốc độ tăng cân đều đặn của thai phụ. Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai thì nên duy trì tốc độ tăng cân trong 3 tháng giữa ở mức 0,4 kg/tuần và 0,5 kg/tuần đối với phụ nữ có cân nặng thấp trước khi mang thai. Cụ thể, nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng giữa của thai kỳ để con tăng cân như sau:
Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu về các chất dinh dưỡng thiết yếu của thai phụ và thai nhi cần được cung cấp đầy đủ, bao gồm:
Phụ nữ mang thai sẽ có nhu cầu về vitamin và khoáng chất cao hơn bình thường. Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ bao gồm:
Canxi: Đây là khoáng chất thiết yếu trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi, nhất là trong 3 tháng giữa của thai kỳ - giai đoạn thai nhi phát triển hệ xương và chiều cao. Nhu cầu canxi hàng ngày của thai phụ cần tăng thêm khoảng 300 mg/ngày, tương đương với tổng lượng cần thiết từ 1000 - 1200 mg/ngày. Các thực phẩm giàu canxi cần thiết cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa gồm có các chế phẩm từ sữa, đậu, cá, tôm, cua đồng, rau xanh…
Axit folic: Đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi bởi nếu thai phụ không được bổ sung đủ chất axit folic thì thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh. Nhu cầu về lượng axit folic ở phụ nữ mang thai là 600 μg/ngày. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, măng tây, bắp cải, chuối, cam… Ngoài cung cấp bằng đường thực phẩm, thai phụ cũng nên bổ sung thêm axit folic bằng đường uống với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin D: Giúp hỗ trợ cơ thể hấp thu phốt pho và canxi tốt hơn nhằm hình thành hệ xương của thai nhi. Thiếu vitamin D dễ dẫn tới tình trạng nhuyễn xương, loãng xương, hạ canxi máu gây co giật… Vì vậy, thai phụ nên tắm nắng nhiều hơn vào thời điểm trời mát dịu, không nắng gắt, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D có nguồn gốc động vật như sữa, bơ, trứng, gan cá hay các loại cá béo…
Vitamin A: Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu cần có một lượng vitamin A dự trữ nhằm cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu vitamin A của thai phụ sẽ vào khoảng 800 μg/ngày. Nhóm thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho sức khỏe thai phụ bao gồm lòng đỏ trứng, gan, sữa, thịt, rau củ có màu xanh, đỏ hoặc vàng... Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần bổ sung vitamin A theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Sắt: Đây là một vi chất rất cần thiết đối với sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Những phụ nữ khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ cần tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao như thịt, gan động vật, sò, nghêu, ốc, đậu, ngũ cốc… để phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bởi nếu bà bầu bị thiếu máu có thể dẫn đến sinh non, thai chết lưu hoặc sản phụ bị chảy máu nhiều sau sinh.
Ngoài ra, mẹ bầu nên dùng thêm viên uống bổ sung sắt, uống từ khi phát hiện có thai và kéo dài tới sau sinh 1 tháng. Đồng thời, để hấp thụ sắt tốt hơn, thai phụ cũng nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C.
I-ốt: Đây là loại vi chất có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu thiếu i-ốt, thai phụ có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra chậm phát triển trí tuệ, cân nặng sơ sinh thấp, mắc các khuyết tật bẩm sinh... Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, cá biển và dùng muối ăn có i-ốt nhằm đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày.
Kẽm: Phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm với liều lượng tổng là 20 mg/ngày. Bởi nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị nhẹ cân, chiều cao thấp và dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh.
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai là rất quan trọng và cần được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn các cơ quan và hệ cơ - xương của thai nhi phát triển hoàn thiện. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân 3 tháng giữa thai kỳ. Hãy đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp để tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.