Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bánh canh không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ sau sinh. Vậy món ăn này có thực sự tốt cho sức khỏe của mẹ và bé? Sau sinh ăn bánh canh được không? Hãy cùng tìm hiểu với Nhà thuốc Long Châu nhé!
Bánh canh là một trong những món ăn quen thuộc, thơm ngon và bổ dưỡng tại Việt Nam. Nhiều mẹ băn khoăn liệu sau sinh ăn bánh canh được không và ăn bánh canh có ảnh hưởng gì đến việc tiết sữa hay không. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc đó và cung cấp các lưu ý dinh dưỡng quan trọng để mẹ sau sinh có thể tận hưởng món ăn này một cách an toàn và hiệu quả.
Bánh canh là một món ăn dân dã phổ biến. Sợi bánh canh thường được làm từ các loại bột như bột gạo, bột năng, bột mì, hoặc bột sắn, có thể kết hợp với nước lèo nấu từ cá, tôm, giò heo hoặc thịt vịt tùy vào từng loại và sở thích người ăn. Sợi bánh canh có kích thước to hơn so với sợi bún, phở, và có đặc trưng dai, mềm, màu trắng ngà.
Các loại bánh canh cũng rất phong phú, nếu phân loại theo nguyên liệu làm sợi bánh, chúng ta có thể kể đến các loại như bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh bột xắt và bánh canh bột mì. Dựa vào các nguyên liệu kết hợp, bánh canh lại chia ra thành nhiều loại đặc trưng như bánh canh cá lóc, bánh canh chả cá, bánh canh cua, bánh canh giò heo,...
Về thành phần dinh dưỡng, mỗi loại bánh canh kết hợp với các nguyên liệu như cá lóc, cua, thịt vịt hay giò heo sẽ cung cấp các dưỡng chất khác nhau. Nhìn chung, bánh canh cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, protein, canxi, phốt pho, magie, kẽm và sắt.
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc sau sinh ăn bánh canh được không? Câu trả lời là có, mẹ sau sinh thường hay sinh mổ đều có thể ăn bánh canh.
Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, chứa các thành phần như protein, canxi, tinh bột, magie, kẽm và sắt. Những dưỡng chất này không chỉ giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu, mà còn hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, bổ sung năng lượng, tăng tiết sữa, cải thiện hệ miễn dịch, và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau sinh. Đặc biệt, bánh canh còn dễ tiêu hóa, không gây cảm giác đầy bụng, giúp mẹ bỉm ăn dễ chịu hơn.
Khoảng 1 - 2 tuần sau sinh, khi hệ tiêu hóa của mẹ bắt đầu ổn định, mẹ có thể ăn bánh canh để bổ sung dinh dưỡng. Mỗi tuần, mẹ có thể ăn từ 2 - 3 bát bánh canh, nên ăn khi còn ấm để tránh gây khó tiêu.
Ngoài bánh canh, mẹ cũng cần ăn đa dạng các nhóm thực phẩm khác như trứng, thịt, sữa, cá, tôm và rau củ quả để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, thúc đẩy cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc ăn bánh canh sau sinh gây mất sữa, nên mẹ có thể an tâm thưởng thức món này.
Thậm chí, các loại bánh canh như bánh canh chân giò, bánh canh cá lóc, bánh canh tôm còn có tác dụng lợi sữa, giúp nguồn sữa mẹ thêm giàu vitamin và khoáng chất, giúp trẻ bú có thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn, từ đó tăng cân đều đặn, phát triển chiều cao và trí tuệ.
Dù bánh canh là món ăn bổ dưỡng, mẹ sau sinh cũng cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe:
Ngoài bánh canh, mẹ sau sinh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ lợi sữa:
Vậy sau sinh ăn bánh canh được không? Mẹ sau sinh có thể ăn bánh canh, vì món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp tăng cường sức khỏe, tiết sữa. Tuy nhiên, cần chú ý ăn ở mức độ vừa phải, lựa chọn nguyên liệu sạch và chế biến hợp vệ sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng cường sữa cho con.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.