Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không? Những lưu ý các mẹ cần biết khi ăn dứa

Ngày 20/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dứa là một loại quả phổ biến và rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây là loại quả có vị chua ngọt, mát và mùi rất thơm thường được sử dụng làm món trái cây, nước ép và các món ăn khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nhiều người lại cho rằng mẹ sau sinh không nên ăn dứa, không tốt cho mẹ và bé. Vậy mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Nhiều chị em phụ nữ rất thích ăn dứa vì khi ăn giúp làm thơm cơ thể, đẹp da và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong văn hóa dân gian truyền miệng rằng phụ nữ sau sinh không nên ăn dứa. Điều này có lẽ bắt nguồn từ thành phần enzyme bromelain trong dứa có khả năng co bóp tử cung, tiểu ra máu và có thể làm mất sữa mẹ. Để tìm hiểu rõ về vấn đề ăn dứa có mất sữa không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin, câu trả lời về dứa nhé!

Thành phần có trong quả dứa

Dứa hay còn gọi là thơm có mùi thơm đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho loại trái cây này. Trong quả dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số thành phần quan trọng có trong quả dứa:

  • Thành phần nước: Dứa chứa khoảng 85-90% nước là nguồn cung cấp lượng lớn nước cho cơ thể giúp duy trì độ ẩm cần thiết và hỗ trợ chức năng cơ bản của cơ thể.
  • Carbohydrate: Quả dứa chứa các loại carbohydrate như: Đường fructose và glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây là lý do tại sao dứa thường được ăn khi giảm cân hay khi cần tăng cường năng lượng.
  • Thành phần dinh dưỡng vitamin C: Đây là loại quả cung cấp vitamin C dồi dào, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do. Vitamin C cũng tham gia vào quá trình sản xuất collagen giúp duy trì sự săn chắc của da, xương, răng và mạch máu.
  • Chất enzyme bromelain: Thành phần enzyme bromelain có tác dụng giúp tiêu hóa protein và giảm viêm trong cơ thể. Bromelain cũng có thể hỗ trợ quá trình trị liệu chấn thương, viêm khớp.

Trên đây là những thành phần dinh dưỡng có lợi mà dứa mang lại. Chính vì vậy, ăn dứa không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Vậy đối với phụ nữ sau sinh ăn dứa có mất sữa không?

Mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không? Những lưu ý các mẹ cần biết khi ăn dứa
Quả dứa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không?

Ăn dứa có mất sữa không? Đây là vấn đề được rất nhiều bà mẹ sau sinh quan tâm và lo lắng. Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng ăn dứa gây mất sữa. Nhưng vẫn có một số nghiên cứu cho thấy dứa có chứa một loại enzyme gọi là bromelain có khả năng ảnh hưởng đến mức độ estrogen trong cơ thể. Estrogen là hormone quan trọng trong việc điều chỉnh sản xuất sữa mẹ. Khi estrogen giảm có thể làm giảm sự sản xuất sữa, dẫn đến tắc tia sữa.

Bên cạnh đó, việc mẹ ăn dứa cũng có thể làm thay đổi mùi và hương vị của sữa mẹ. Có thể khiến sữa mẹ có mùi thơm hoặc có vị khác thường, điều này có thể khiến bé không thoải mái khi ti bú. Trong trường hợp này, mẹ nên cân nhắc hạn chế ăn dứa hoặc các loại thực phẩm có thể làm thay đổi mùi vị sữa mẹ.

Mặc dù ăn dứa không gây mất sữa sau sinh nhưng các mẹ vẫn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều dứa, nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào liên quan đến sản xuất sữa thì các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Các mẹ hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh, cùng với việc chăm sóc sức khỏe đúng cách để hỗ trợ sản xuất sữa mẹ, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất.

Mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không? Những lưu ý các mẹ cần biết khi ăn dứa 2
Mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không?

Những lưu ý các mẹ cần biết khi ăn dứa

Khi ăn dứa trong giai đoạn sau sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ việc sản xuất sữa mẹ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn dứa để tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Ăn dứa với lượng vừa phải

Ăn dứa có mất sữa không? Các chị em đã biết là ăn dứa không mất sữa nhưng nếu ăn quá nhiều trong một ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Mỗi ngày phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn dứa và chỉ nên ăn khoảng 30g mỗi lần, không vượt quá 2 - 3 lần mỗi tuần. Ăn dứa với lượng vừa phải sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Điều này giúp hỗ trợ sức khỏe và duy trì trạng thái lý tưởng cho phụ nữ sau khi sinh.

Hạn chế ăn dứa trước bữa ăn

Để tránh tác động tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa, hãy hạn chế ăn dứa lúc đói hoặc lúc no thay vào đó nên ăn dứa sau bữa cơm. Việc ăn dứa sau bữa cơm giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Lưu ý về cách chọn và chế biến dứa

Nên chọn những quả dứa ngon để mua, là những trái sẽ không có vết sâu đục hay bị rơi rớt bầm dập. Tốt nhất bạn nên chọn những quả còn nguyên cùi, lá dứa trên đỉnh đầu đang còn xanh tươi giúp đảm bảo dứa tươi ngon và giữ được các vitamin bổ dưỡng lâu dài. Một lưu ý quan trọng là mắt dứa thường tiềm ẩn nhiều nấm độc gây ngứa ngáy, buồn nôn và nổi mẩn đỏ. Các mẹ nên gọt vỏ và bỏ mắt kỹ càng trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người huyết áp cao không nên ăn dứa

Do dứa chứa chất serotonin có khả năng làm co thắt huyết quản mạnh và tăng huyết áp nên phụ nữ bị huyết áp cao cần hạn chế ăn dứa. Việc kiểm soát lượng dứa trong chế độ ăn uống có thể giúp tránh tác động tiêu cực lên huyết áp và bảo vệ sức khỏe của họ.

Mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không? Những lưu ý các mẹ cần biết khi ăn dứa 3
Phụ nữ sau sinh cần đảm bảo ăn lượng dứa phù hợp

Cách chế biến dứa cho phụ nữ sau sinh

Sau khi biết được câu trả lời “Phụ nữ sau sinh ăn dứa có mất sữa không?” thì hãy cùng tìm hiểu một số cách chế biến và ăn dứa tốt cho phụ nữ sau sinh nhé. Dứa là một trong những loại quả phổ biến và hấp dẫn nhưng cũng có những yếu tố cần được cân nhắc khi chế biến, ăn dứa sau sinh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú nên ăn khoảng 30g dứa mỗi ngày. Việc ăn dứa với lượng vừa phải sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất quan trọng như: Vitamin C, chất xơ, các khoáng chất và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sữa mẹ. Nên ăn dứa vào khoảng 30 phút sau bữa cơm để tránh tác động xấu đến dạ dày.

Chế biến dứa đúng cách và hợp lý sẽ giữ được hàm lượng dinh dưỡng, hương vị tốt nhất và đồng thời hỗ trợ phụ nữ sau sinh duy trì sức khỏe, sản xuất sữa mẹ cho con bú. Dưới đây là một số cách chế biến dứa tốt cho phụ nữ sau sinh:

  • Thái lát dứa ăn tươi: Dứa tươi ngon nhất khi ăn trực tiếp sau khi gọt vỏ và tách mắt. Cắt quả thành từng miếng hoặc lát mỏng, ăn trực tiếp như một loại trái cây tươi ngon, bổ dưỡng.
  • Nước ép dứa: Nước ép dứa chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Đầu tiên, để làm nước ép dứa bạn chỉ cần gọt vỏ và tách mắt, sau đó đưa vào máy ép hoặc xay nhuyễn.
  • Chế biến thành món salad: Chế biến dứa thành salad là cách tuyệt vời để kết hợp với các loại rau, hạt, thịt hoặc gia vị. Bạn có thể cắt dứa thành từng khúc nhỏ và trộn cùng với rau xanh như: Rau mùi, rau răm, dưa leo, hành tây, hạt hướng dương và hạnh nhân. Sau đó, thêm một chút nước mắm hoặc dầu ô liu để tăng thêm hương vị.
  • Canh chua dứa: Canh chua dứa là một món canh ngon và bổ dưỡng. Dứa kết hợp với các loại rau, thịt tạo nên một món canh chua thơm ngon và hấp dẫn.
Mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không? Những lưu ý các mẹ cần biết khi ăn dứa 4
Uống nước ép dứa giúp hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức khỏe

Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng rằng sẽ giúp cho quý độc giả có thể hiểu rõ về thành phần, công dụng của quả dứa và đặc biệt giải đáp được câu hỏi “Bà mẹ sau sinh ăn dứa có mất sữa không?”. Ngoài ra, nhà thuốc Long Châu còn chia sẻ nhiều chủ đề đa dạng về sức khỏe cho các mẹ sau sinh. Vì vậy, đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Long Châu để biết thêm thông tin thú vị và bổ ích nhé

Xem thêm: Ăn hoa chuối mất sữa không? Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn hoa chuối

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm