Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau sinh, việc bổ sung dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Nhiều mẹ bỉm sữa thường thắc mắc liệu lạp xưởng có phải là lựa chọn hợp lý hay không? Mẹ sau sinh ăn lạp xưởng được không? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.
Lạp xưởng là món ăn phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, thường được chế biến từ thịt lợn, mỡ lợn và đôi khi là thịt bò. Thịt được thái nhỏ, tẩm ướp gia vị, nhồi vào ruột heo, sau đó được phơi khô, hấp chín hoặc hun khói. Hương vị béo, giòn dai của lạp xưởng giúp kích thích vị giác, và thường được dùng cùng xôi, cháo, hoặc mì. Mẹ sau sinh ăn lạp xưởng được không, mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.
Lạp xưởng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong 100g lạp xưởng chứa khoảng 55g chất béo, 20.8g protein, 52mg canxi và một số dưỡng chất khác như phốt pho, magie, kali, natri và kẽm. Tuy nhiên, món ăn này cũng có nhiều cholesterol, có thể gây tác động xấu đến hệ tim mạch nếu tiêu thụ quá nhiều.
Sau sinh ăn lạp xưởng được không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm. Phụ nữ sau sinh vẫn có thể ăn lạp xưởng nhưng cần hạn chế và lựa chọn sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa hóa chất hay phụ gia độc hại.
Lạp xưởng có thể cung cấp các dưỡng chất như protein, canxi và chất béo giúp mẹ bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây béo phì, bệnh tim mạch và ngộ độc thực phẩm. Khi chọn mua, bà mẹ sau sinh nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng từ cửa hàng uy tín.
Lạp xưởng không trực tiếp gây mất sữa, nhưng phụ nữ sau sinh cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích và lạp xưởng vì chúng chứa nhiều muối, chất béo và cholesterol. Các thành phần này có thể gây tăng huyết áp, mỡ máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nếu ăn phải lạp xưởng không đảm bảo vệ sinh, mẹ có thể gặp nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé.
Sau khoảng một tháng ở cữ, nếu thèm thì mẹ có thể ăn lạp xưởng với số lượng ít. Tuy nhiên, tốt nhất là kiêng ăn trong ba tháng đầu hoặc cho đến khi mẹ cai sữa, vì đây là giai đoạn mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo chất lượng sữa. Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung năng lượng bằng các loại thức ăn nhẹ giàu dinh dưỡng như sữa chua, các loại hạt, sinh tố và nước ép trái cây.
Để hạn chế tác động xấu đến sức khỏe, mẹ chỉ nên ăn từ 1 - 2 cái lạp xưởng mỗi tuần. Khi ăn, mẹ có thể kết hợp với rau xanh và trái cây để giảm ngấy và tăng cường dưỡng chất. Để đảm bảo an toàn, cần làm chín lạp xưởng kỹ lưỡng, tránh ăn sống hoặc chiên với nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ nên hấp, nướng hoặc dùng nồi chiên không dầu để giảm lượng dầu mỡ.
Bà mẹ sau sinh tuyệt đối không nên ăn lạp xưởng sống. Dù là lạp xưởng hun khói hay phơi khô, sản phẩm này không được đun nấu ở nhiệt độ cao nên còn tiềm ẩn vi khuẩn, vi rút hoặc ấu trùng có hại. Các vi khuẩn như Salmonella, E.coli có thể tồn tại nếu không qua chế biến đúng cách, gây ngộ độc, tiêu chảy và nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mẹ cần chế biến lạp xưởng chín hoàn toàn trước khi ăn.
Mẹ có thể ăn lạp xưởng với lượng vừa phải, nhưng cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo sức khỏe:
Dù lạp xưởng cung cấp một số dưỡng chất cần thiết nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Nếu tiêu thụ quá nhiều lạp xưởng, mẹ có thể gặp các vấn đề sau:
Lạp xưởng không phải là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Chế độ ăn của mẹ sau sinh nên ưu tiên các thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng và ít chất béo bão hòa.
Vậy sau sinh ăn lạp xưởng được không? Lạp xưởng là món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng nhưng lại không phải lựa chọn tối ưu cho mẹ sau sinh. Bà mẹ có thể ăn lạp xưởng với số lượng hạn chế, nhưng cần chọn sản phẩm an toàn và chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mặc dù không gây mất sữa trực tiếp, lạp xưởng cũng không phải là thực phẩm được khuyến khích cho bà đẻ, vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, chất lượng sữa và có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không được chế biến đúng cách.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.