Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ăn dặm là giai đoạn bé tập làm quen với thức ăn đặc ngoài sữa mẹ. Thuật ngữ “thức ăn đặc” bao gồm thức ăn đặc được xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ. Vậy khi nào thì nên cho bé ăn dặm? Bé 5 tháng ăn dặm được chưa?
Các tổ chức y tế khuyên nên đưa thức ăn dạng đặc vào chế độ ăn của trẻ khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi nhưng không được trước 4 tháng tuổi. Vậy bé 5 tháng ăn dặm được chưa? Ăn dặm không phải để thay thế mà là cùng với sữa mẹ thông thường hoặc sữa công thức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Ăn dặm dạy bé cách di chuyển thức ăn đặc quanh miệng, nhai và nuốt thức ăn đặc.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trước 6 tháng tuổi, em bé không cần thêm bất kỳ chất dinh dưỡng hoặc năng lượng nào từ thức ăn đặc. Điều này là do trẻ sơ sinh dựa vào lượng sắt dự trữ của chính cơ thể để duy trì.
Tuy nhiên, sau 6 tháng, lượng sắt dự trữ bắt đầu giảm. Vì sữa mẹ và sữa công thức (sữa bột) không chứa đủ chất sắt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nên trẻ cũng cần bắt đầu ăn dặm.
Trước khi bé có thể bắt đầu ăn dặm, bé sẽ có thể:
Mỗi em bé có thể đạt được những cột mốc này ở các độ tuổi khác nhau. Nếu trẻ chưa bắt đầu làm những việc này hoặc chưa tăng cân nhiều thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ ăn dặm.
Mặc dù nhiều tổ chức khuyến nghị bắt đầu cho bé ăn dặm khi được 6 tháng, nhưng vẫn còn rất nhiều tranh luận về việc liệu có nên cho bé ăn dặm sớm hơn hay không. Theo một đánh giá năm 2021, 90% phụ huynh ở Úc cho trẻ ăn dặm trước độ tuổi này và ở Mỹ, nhiều gia đình cho trẻ ăn sớm hơn mức khuyến nghị tối thiểu là 4 tháng.
Trong các nghiên cứu trước đây, những lý do phổ biến nhất để cho bé ăn dặm sớm bao gồm:
Có thể một số bé phát triển nhanh hơn những bé khác nên sẵn sàng bắt đầu ăn dặm sớm hơn.
Các bà mẹ ở Nhật bắt đầu áp dụng ăn dặm cho bé ở tháng thứ 5 để giúp bé tự lập và thích thú với việc ăn uống hơn.
Các tác giả của bài đánh giá năm 2021 cũng mô tả “giai đoạn nhạy cảm” trong khoảng từ 4 đến 9 tháng khi trẻ dễ tiếp nhận kết cấu và mùi vị mới nhất. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cho trẻ ăn dặm sớm hơn 6 tháng có thể:
Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem điều này có đúng không.
Học viện Dị ứng Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI) khuyên rằng những người chăm sóc có thể cho trẻ ăn thức ăn trẻ em có một thành phần từ 4 - 6 tháng và giới thiệu các chất gây dị ứng thông thường trước 6 tháng. Tổ chức này cũng nói rằng việc trì hoãn các loại thực phẩm gây dị ứng cho đến sau 6 tháng có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị ứng.
Tuy nhiên, có những rủi ro tiềm ẩn khi cho trẻ ăn dặm sớm hơn 6 tháng. Nếu bé chưa sẵn sàng với chất đặc thì rất có thể tăng nguy cơ mắc nghẹn. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa của bé có thể chưa đối phó với thức ăn, điều này có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy.
Cuối cùng, cha mẹ nên quan sát phản ứng của bé với thức ăn và không ép bé chuyển sang thức ăn đặc nếu bé chưa sẵn sàng.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột ăn dặm?
Để cho bé làm quen với thức ăn dặm, tốt nhất nên cho bé ăn các loại thức ăn nhuyễn một thành phần như bột ăn dặm, thử từng loại một.
Nếu bé không chịu ăn, quấy khóc hoặc quay đi chỗ khác, đừng ép bé ăn. Thay vào đó, hãy quay trở lại cho con bú hoàn toàn bằng sữa hoặc sữa công thức và thử lại sau.
Nếu trẻ cảm thấy hài lòng với thức ăn, cha mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn vào giờ ăn, cùng với sữa hoặc sữa công thức. Đợi 3 - 5 ngày trước khi giới thiệu một loai thực phẩm mới khác.
Bên cạnh đó ba mẹ cần lưu ý những điều sau trong quá trình cho trẻ ăn dặm:
Trước khi cho trẻ ăn dặm, hầu hết các tổ chức y tế đều khuyên nên đợi cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bé có thể quan tâm đến thức ăn sớm hơn mức này, nhưng bé phải có thể ngồi thẳng, giữ đầu ổn định và có thể nuốt thức ăn đặc hơn sữa.
Xem thêm: Ăn bột bao lâu chuyển sang cháo?
Thảo Nguyễn
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.