Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Một số thuốc làm tăng huyết áp bạn có biết?

Ngày 05/04/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều loại thuốc, thảo dược tiềm ẩn tác dụng phụ làm tăng huyết áp hoặc giảm công dụng của thuốc theo đơn bác sĩ. Nếu như đã và đang điều trị bệnh tăng huyết áp, bạn nên thận trọng với 5 loại thuốc làm tăng huyết áp sau.

Nhiều người có thói quen tự ý uống thuốc, thực phẩm chức năng mà không hề có sự chỉ định của bác sĩ. Trên thực tế, nhiều loại thuốc, thảo dược tiềm ẩn tác dụng phụ làm tăng huyết áp hoặc giảm công dụng của thuốc theo đơn bác sĩ. Nếu như đã và đang điều trị bệnh tăng huyết áp, bạn nên thận trọng với 5 loại thuốc làm tăng huyết áp sau.

Thuốc giảm đau

Để tăng cường công dụng, phần lớn thuốc giảm đau đều chứa nhiều chất chống viêm (NSAIDs). Những chất này khiến huyết áp của bạn tăng cao vì giữ nước lại bên trong cơ thể, làm rối loạn chức năng thận và tăng áp lực lên thành mạch máu. Khi dùng với liều lượng cao, chất chống viêm thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim mạch. Bạn nên lưu ý cả thuốc giảm đau theo toa bác sĩ lẫn các loại thuốc làm tăng huyết áp không cần kê đơn (OTC). 

Thuốc an thần

Một số thuốc làm tăng huyết áp bạn có biết 1Nhiều người, đặc biệt là người trẻ tuổi, đang lạm dụng thuốc an thần để giảm căng thẳng tinh thần

Nhiều người, đặc biệt là người trẻ tuổi, đang lạm dụng thuốc an thần để giảm căng thẳng tinh thần, ngủ ngon giấc giữa nhịp sống hiện đại. Sự phụ thuộc kéo theo nguy cơ tim mạch, vì thuốc an thần làm rối loạn hormone liên quan đến cảm xúc như serotonin, dopamine và norepinephrine. Đây đều là những hormone khiến huyết áp tăng cao bất thường. Hãy nhớ rằng bạn luôn có nhiều lựa chọn bổ ích khác, thay vì tìm đến thuốc an thần để giải tỏa căng thẳng.

Thuốc ngừa thai chứa nội tiết tố

Thuốc ngừa thai và các thiết bị ngừa thai có chứa nội tiết tố cũng có thể coi là thuốc làm tăng huyết áp do tác dụng co thắt các mạch máu nhỏ. Nguy cơ tăng huyết áp khi dùng thuốc ngừa thai cao hơn ở phụ nữ lớn hơn 35 tuổi, thừa cân hoặc hút thuốc lá. Không phải tất cả phụ nữ sẽ tăng huyết áp từ việc sử dụng thuốc ngừa thai nội tiết tố, nhưng nếu bạn đang lo lắng, nên kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi 6 đến 12 tháng. Nếu bạn đang mắc bệnh tăng huyết áp, xem xét sử dụng một hình thức ngừa thai khác thay thế.

Thuốc thông mũi

Các thuốc thông mũi như: pseudoephedrine, phenylephrine có tác dụng làm co các mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. Thuốc thông mũi cũng có thể làm cho một số loại thuốc tăng huyết áp giảm hiệu quả tác dụng. Kiểm tra nhãn của thuốc trị cảm hay dị ứng để xem có chứa một loại thuốc thông mũi hay không. Nếu bạn có tiền sử bị bệnh tăng huyết áp, tốt nhất nên tránh dùng các thuốc này nếu không thì huyết áp của bạn sẽ bị tăng nhanh chóng đấy.

Kháng viêm corticosteroid

Một số thuốc làm tăng huyết áp bạn có biết 2Corticosteroid là loại thuốc chống viêm thường được kê toa để điều trị viêm khớp, bệnh hen suyễn và các bệnh mạn tính khác

Corticosteroid là loại thuốc chống viêm thường được kê toa để điều trị viêm khớp, bệnh hen suyễn và các bệnh mạn tính khác, nhưng có thể làm tăng huyết áp do nhiều cơ chế khác nhau. Ví dụ như prednisone, methylprednisolone, dexamethasone và cortisone đều là những thuốc làm tăng huyết áp. Nếu bạn đang mắc bệnh tăng huyết áp, xem xét sử dụng một thuốc chống viêm khác thay thế. Nếu nhất thiết phải dùng các thuốc corticosteroid, cần kiểm tra huyết áp hàng ngày để điều chỉnh huyết áp thích hợp.

Nếu cần phải sử dụng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kẻo bạn sẽ uống nhầm phải những thuốc làm tăng huyết áp mà không hề hay biết ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bảo Bảo

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm