Không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích, xí muội còn là một bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Xí muội có rất nhiều công dụng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe. Vậy ngậm xí muội có tác dụng gì và dùng như thế nào cho hiệu quả?
Xí muội không chỉ là món ăn vặt quen thuộc ở các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… mà còn là vị thuốc có nhiều công dụng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe. Trước khi sử dụng xí muội hỗ trợ chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu kỹ để điều trị bệnh đúng cách, đúng mục đích.
Đặc điểm của xí muội
Xí muội còn được gọi là ô mai, mơ đen,… và có vị chua mặn đặc trưng. Xí muội là quả mơ chín được phơi khô. Cây mơ được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Chiều cao của cây khoảng 3 - 4m, quả sống màu xanh có lông, khi chín chuyển sang màu vàng với một số đốm đỏ.
Theo y học cổ truyền của các nước phương Đông, xí muội xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Trước khi biết ngậm xí muội có tác dụng gì, bạn cần biết thành phần chính của loại dược liệu này bao gồm các chất như:
Axit citric.
Axit malic.
Axit succinic.
Sitosterol.
Ngậm xí muội có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, xí muội là một vị thuốc có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường như:
Ho, viêm họng, cảm lạnh, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng xí muội kết hợp với mật ong hoặc gừng để tăng hiệu quả trị ho, đau họng.
Trị viêm phế quản, ho dai dẳng khi kết hợp với một số vị thuốc khác.
Sau khi thu hoạch mơ chín thì đem phơi khô cho đến khi héo, chú ý phơi trong bóng râm, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó luộc quả mơ với lượng nước vừa đủ đợi quả hơi nứt thì vớt ra. Tiếp tục phơi hoặc sấy khô cho đến khi vỏ khô. Cần làm các bước này 3 - 4 lần cho đến khi mơ chuyển sang màu tím đen.
Bảo quản xí muội ở nhiệt độ phòng, trong hũ thuỷ tinh, đặt ở nơi thoáng mát. Để bảo quản xí muội được lâu dài, nên sử dụng thêm các gói hút ẩm.
Cách dùng xí muội trong điều trị bệnh
Xí muội dùng làm thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngậm hoặc ăn trực tiếp. Ngoài ra, nên kết hợp xí muội với các thành phần thảo dược khác để tăng hiệu quả trị bệnh và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Ngậm xí muội có tác dụng gì? Trị ho
Lấy một lượng xí muội tùy ý và nấu cô đặc thành cao. Có thể thêm mật ong cho dễ sử dụng và dùng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh bị ho kéo dài có thể sắc 12g xí muội với hạnh nhân, bán hạ, sinh khương, a giao mỗi vị 12g, cam thảo 4g, tô diệp 8g và cù túc xác 6g.
Ngậm xí muội có tác dụng gì? Trị tiêu chảy
Nghiền nhỏ các vị thuốc thành bột rồi làm thành viên uống hoặc sắc uống. Thành phần gồm 12g xí muội, 12g nhục đậu khấu, 12g kha tử, 12g phục linh, 12g trương thuật, 12g đẳng sâm 12g, 6g mộc hương, 4g cam thảo, 6g anh túc cá.
Xí muội trị giun đũa
Trị giun chui vào đường mật gây đau bụng dữ dội, lạnh tay chân: Các vị thuốc dưới đây được người bệnh nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong rồi vo thành viên, uống 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 8g. Nếu không uống được dạng viên, bạn có thể sắc nước uống. Thành phần gồm xí muội, bình lang, đại hoàng, chỉ thực, mang tiêu, vỏ rễ xoan mỗi vị 12g, 6g hoàng liên, 8g mỗi loại quế chi, hoàng bá, can xương, xuyên tiêu, hoàng liên, 4g tế tân.
Trị đau bụng do giun đũa: Gồm các vị thuốc như xí muội, bình lang, chỉ thực, đại hoàng, mang tiêu, vỏ rễ xoan mỗi loài 12g, mộc hương 6g, can khương 6g, tế tân 4g, xuyên tiêu 4g. Đem tất cả sắc uống và dùng dần trong ngày.
Xí muội hỗ trợ trị tiểu đường
Sử dụng các vị thuốc như xí muội, sơn dược, hoàng kỳ, mạch môn, thiên phấn, cát căn, mỗi vị 10g kết hợp với 3g cam thảo. Đem các vị thuốc này sắc với nước uống hoặc nghiền nhuyễn vo viên, ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 6g.
Ngậm xí muội có tác dụng gì? Trị kiết lỵ
Sắc nước xí muội uống hàng ngày, dùng thay trà.
Chữa kiết lỵ ra máu có mủ: Người bệnh dùng xí muội 40g, đốt sơ và nghiền thành bột. Dùng 8g mỗi ngày. Thay vì dùng nước sạch, người bệnh nên dùng thuốc xí muội với nước vo gạo để tăng hiệu quả.
Xí muội trị viêm gan do virus
Dùng 40 - 50g xí muội nấu với 500ml còn 250ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc này cùng lúc với các loại vitamin B, C để hỗ trợ điều trị vàng da, hạ men gan.
Điều trị tiêu chảy ở trẻ em: Ba mẹ có thể phối hợp uống Bicarbonat Natri 0.25g (trẻ dưới 1 tuổi) hoặc thuốc xí muội 1.5 g (trẻ trên 1 tuổi). Sử dụng 3 lần/ngày để có được kết quả tốt.
Lưu ý khi dùng xí muội trị bệnh
Bài thuốc từ xí muội không có nhiều tác dụng phụ, trừ trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần có trong quả mơ lông. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi trị bệnh, bạn không nên chủ quan khi sử dụng loại dược liệu này.
Người bị sốt rét hoặc kiết lỵ giai đoạn đầu không nên dùng xí muội để trị bệnh.
Cẩn thận khi dùng cây mơ lông cho người bệnh hen suyễn vì có thể làm khởi phát cơn hen.
Ăn quá nhiều xí muội có thể ảnh hưởng đến răng.
Có thể nói, tác dụng của xí muội nếu được sử dụng đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này không kê đơn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Bài viết trên đã giúp bạn biết ngậm xí muội có tác dụng gì. Xí muội dùng làm thuốc không chỉ chữa các bệnh thông thường như ho, sốt, đau bụng, tiêu chảy,… mà còn cải thiện sức khỏe xương khớp, bảo vệ thị lực, bảo vệ cơ thể khỏi virus gây bệnh, cân bằng huyết áp. Ngoài ra, xí muội còn góp phần làm đẹp da, giúp tóc chắc khỏe. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để dùng bài thuốc từ xí muội bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị bệnh đúng cách, đúng mục đích.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.