Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngón tay bị giật: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 25/10/2023
Kích thước chữ

Tại sao ngón tay bị giật liên tục? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như cách thức điều trị. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây.

Ngón tay bị giật trong một khoảnh khắc lướt qua hoặc lâu dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không nên chủ quan, lơ là khi thấy dấu hiệu co giật tay. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về tình trạng ngón tay bị giật này.

Tình trạng ngón tay bị giật

Nhiều người lo lắng ngón tay bị giật có thể là một triệu chứng rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp không đi kèm các triệu chứng khác thì không đáng lo ngại.

Ngược lại, một số người lại cho là ngón tay trỏ bị giật liên tục có thể là một điềm báo xấu. Tuy nhiên, không phải về mặt tâm linh mà ngón tay trỏ bị co giật, triệu chứng này có thể xuất hiện do bạn hoạt động quá sức hoặc liên quan đến nhiều tình trạng bệnh khác.

Tại sao ngón tay bị giật?

Bác sĩ và các chuyên gia y tế đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến ngón tay bị co giật như sau:

Co giật tay

Co giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả bàn tay. Các triệu chứng của co giật tay gồm: Cử động không kiểm soát, đau đớn, cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran ở các ngón tay và cảm thấy tê tay. Co giật tay là một hiện tượng phổ biến và thường không đáng lo ngại, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó.

Caffeine

Caffeine cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến co giật cơ thể, bao gồm cả ở tay. Nếu bạn nhận thấy ngón tay bị giật liên tục sau khi uống cà phê hoặc đồ uống chứa caffeine, hãy cân nhắc thay đổi sang các loại đồ uống khác không chứa caffeine.

ngón tay bị giật 1
Caffeine cũng có thể là thủ phạm khiến ngón tay bị giật

Mất nước

Mất nước có thể làm cơ bắp bị chuột rút và co giật. Nếu bạn bị mất nước, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như: Đau đầu, da khô, hơi thở hôi, ớn lạnh và mệt mỏi,...

Chuột rút

Khi hoạt động quá sức, bạn có thể bị chuột rút cơ. Điều này có thể khiến cơ bắp căng hoặc co lại, gây ra co giật và đau đớn. Chuột rút cơ thường xảy ra ở hai tay, gân kheo chân và cơ tứ đầu đùi.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có thể gây ra co giật tay. Nếu được chẩn đoán sớm, bạn có thể được khuyến nghị sử dụng nẹp tay hoặc dùng thuốc để điều trị. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu phẫu thuật.

Hội chứng Dystonia

Đây là một tình trạng gây ra các cơn co cơ lặp đi lặp lại và không tự chủ. Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một phần, bao gồm cả bàn tay.

Điều trị y tế và thuốc theo toa từ bác sĩ có thể cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống.

Bệnh Huntington

Bệnh Huntington có thể gây ra sự thoái hóa tế bào thần kinh trong não và có thể gây ra co cơ, co giật không chủ ý, cân bằng kém, khó nói, tính linh hoạt hạn chế và khuyết tật về khả năng học tập.

Hiện tại, không có phương pháp chữa trị cho bệnh Huntington, nhưng liệu pháp và điều trị y tế có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

ngón tay bị giật 2
Ngón tay bị co giật có thể là bệnh Huntington

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Co giật ngón tay có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm:

  • Corticosteroid: Thuốc chống viêm Steroid.
  • Isoniazid: Một loại kháng sinh.
  • Succinylcholine: Thuốc giãn cơ.
  • Flunarizine: Thuốc chẹn kênh Canxi.
  • Topiramate: Thuốc hỗ trợ điều trị động kinh.
  • Lithium: Một loại thuốc tâm thần.

Nếu bạn nghi ngờ thuốc mình đang sử dụng có thể gây ra co giật cơ, tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ, bác sĩ có thể khuyên bạn giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc thay thế khác (nếu có).

Thiếu Magie

Thiếu Magie có thể gây ra triệu chứng chuột rút và run cơ. Vấn đề này hiếm gặp ở những người khỏe mạnh khác vì thận đã giúp bạn kiểm soát lượng Magie bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt Magie, như là:

  • Nghiện rượu;
  • Một số bệnh khác;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Người bị thiếu Magie ban đầu có thể cảm thấy:

  • Mất cảm giác thèm ăn;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Mệt mỏi.

Nếu thiếu Magie nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng bổ sung như:

  • Tê cóng;
  • Cảm giác châm chích;
  • Co cơ và chuột rút;
  • Nhịp tim không đều;
  • Co thắt động mạch;
  • Thay đổi tính cách;
  • Động kinh.

Thiếu Magie có thể ảnh hưởng đến các khoáng chất khác trong cơ thể, như Canxi và Kali. Thiếu hụt các khoáng chất này có thể gây ra triệu chứng và biến chứng bổ sung.

Bác sĩ điều trị có thể khuyên dùng các loại bổ sung Magie. Tuy nhiên, bất kỳ ai nghi ngờ mình thiếu chất dinh dưỡng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bổ sung.

Thiếu Vitamin E

Năm 2011, các bác sĩ đã báo cáo về một trường hợp nam giới trong độ tuổi 25 bị thiếu Vitamin E và có triệu chứng rung chấn ở các chi trên và thân. Nam giới cũng thường xuyên gặp tình trạng:

  • Khó nói;
  • Sa sút trí tuệ.

Các chuyên gia y tế kết luận rằng co giật tay có thể do thiếu hụt Vitamin E, nhưng triệu chứng của tình trạng này thì hiếm gặp. Để điều trị cho những cơn run giật khó kiểm soát, bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung nhiều loại Vitamin E đường uống.

ngón tay bị giật 3
Thiếu Vitamin E cũng có thể dẫn đến co giật cơ 

Biện pháp phòng ngừa ngón tay bị giật

Cần chú ý đến một số điều quan trọng dưới đây để phòng ngừa hiện tượng co giật tái phát:

  • Trường hợp có tiền sử liên quan tới cơn co giật, bạn tuyệt đối phải tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng quên thuốc hay tạm dừng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng hằng ngày với nhiều rau, trái cây tươi, nhiều thịt, hải sản tươi như tôm, cua, cá và trứng,...
  • Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích.
  • Ngủ đúng giấc, ngủ đủ, tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao sức đề kháng và thư giãn tinh thần.
  • Đối với trường hợp trẻ nhỏ từng có tiền sử sốt cao do co giật, khi bé có triệu chứng sốt cần tiến hành hạ nhiệt nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin về tình trạng ngón tay bị giật mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp cho bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp giải đáp thắc mắc cũng như làm bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng co giật bất thường ở ngón tay nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin