Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng được là phương pháp chỉnh nha được nhiều người trẻ thực hiện để cải thiện tình trạng răng miệng. Tuy nhiên liệu những người có tuổi có thể áp dụng được phương pháp này không? Cụ thể 50 tuổi có nên niềng răng không?
Xu thế ngày càng hiện đại, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng lên, niềng răng là là giải pháp thẩm mỹ được nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi lựa chọn để cải thiện các vấn đề về răng. Tuy nhiên, liệu người 50 tuổi có niềng răng được không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến được sử dụng để cải thiện các tình trạng như khớp cắn bị lệch, sai khớp cắn, răng khấp khểnh, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, răng mọc chen chúc, răng hô, móm,…
Phương pháp này sử dụng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng... để di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn, hàm răng trở nên đều, đẹp và thẩm mỹ.
Thời điểm tốt để chỉnh nha là từ 12 - 16 tuổi thì vì đây là lứa tuổi cơ thể còn đang phát triển, xương hàm còn chưa cố định. Khi niềng răng giai đoạn này, việc điều chỉnh độ đưa ra của hàm, vị trí các răng sai lệch đều khá dễ dàng mà không cần phải nhổ bỏ răng.
Người 50 tuổi có nên niềng răng không là thắc mắc của không ít người muốn niềng răng. Như đã nói, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng cho hiệu quả tối ưu là từ 12 - 16 tuổi. Tuy nhiên, nếu đã qua độ tuổi này, niềng răng vẫn có thể hoàn toàn thực hiện được nếu đảm bảo đủ sức khỏe và tình trạng răng còn tốt, chỉ có những bất thường như lệch lạc, hô móm,...
Bởi theo các chuyên gia cho biết niềng răng là một thủ thuật không phụ thuộc vào tuổi tác một cách tuyệt đối. Việc có được niềng răng hay không chủ yếu dựa trên tình trạng răng miệng của người thực hiện, mục tiêu muốn đạt được và tình hình sức khỏe tổng thể của mỗi người. Do đó, cho dù bạn là người trẻ hay là người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên có mong muốn có hàm răng đẹp, khớp cắn chuẩn thì đều có thể thực hiện niềng răng bình thường.
Mặc dù vậy, đối với người trên 50 tuổi việc có nên thực hiện niềng răng hay không cũng cần được cân nhắc kỹ càng. Bởi ở độ tuổi này, cấu trúc răng đã hoàn thiện đầy đủ và bắt đầu bước sang giai đoạn đầu của quá trình lão hóa răng, mô răng yếu đi, bị giòn, dễ gãy vỡ hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng mất răng tương đối phổ biến ở người lớn tuổi, nguyên nhân có thể do trước đó các đã có các vấn đề về răng miệng như sâu răng, sang chấn khớp cắn không thăng bằng, viêm nha chu mãn tính,… Điều này khiến cho thời gian niềng sẽ kéo dài hơn, dẫn đến chi phí niềng răng cao hơn.
Do đó, nếu lựa chọn niềng răng ở độ tuổi này, người bệnh cần phải kiếm thật kỹ càng trước khi niềng răng cũng như tuân theo theo các chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe của toàn bộ răng, sức khỏe của mô nha chu, tình trạng mất răng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc tìm hiểu người 50 tuổi có niềng răng được không thì các phương pháp niềng hiệu quả cũng là vấn đề cần lưu ý. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng phù hợp với người 50 tuổi như:
Niềng răng mắc cài kim loại là một trong số các loại niềng răng ra đời sớm nhất. Phương pháp này sử dụng mắc cài làm từ vật liệu thép không gỉ, hoàn toàn lành tính, đi kèm với dây thun và dây cung để kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Khi thực hiện niềng răng, phần mắc cài sẽ được gắn trực tiếp lên phần mặt ngoài của răng, sau đó dùng dây chun để cố định dây cung vào các phần mối cài.
Phương pháp niềng răng này có chi phí thực hiện thấp, thời gian niềng tương đối ngắn và thích hợp áp dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên cũng có những nhược điểm như tính thẩm mỹ không cao, gây khó chịu, mệt mỏi trong thời gian đầu đeo niềng.
Niềng răng mắc cài sứ là một trong các loại niềng răng mắc cài sử dụng chất liệu sứ sinh học thay cho kim loại. Cách thức sử dụng, hình dáng của mắc cài sứ cũng tương tự như mắc cài kim loại thông thường tuy nhiên cài sứ có tính thẩm mỹ hơn vì được chế tác với màu gần giống màu răng tự nhiên.
Tuy nhiên, niềng răng mắc cài sứ thường không bền bằng kim loại, phần chân dễ bị nhiễm màu gây mất thẩm mỹ.
Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp sử dụng mắc cài nhưng được thiết kế cải tiến với phần mắc cài có nắp trượt tự động bằng kim loại hoặc sứ dùng để đậy và giữ dây cung chắc chắn mà không cần phải sử dụng chun buộc.
Do đó, việc niềng răng sẽ trở nên thuận tiện hơn vì không cần phải tái khám thường xuyên. Tuy nhiên phương pháp niềng răng này có chi phí cao hơn so với phương pháp niềng thông thường và cần đến bác sĩ có tay nghề kỹ thuật cao thực hiện.
Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt là phương pháp pháp niềng răng sử dụng các máng hoặc các khay niềng được chế tạo từ nhựa trong suốt, có thiết kế dựa trên hình dạng và cấu trúc răng của mỗi người. Các khay niềng sẽ ôm sát vào chân răng, sử dụng lực từ các mấu Attachment để từ từ kéo răng về đúng vị trí mong muốn.
Thời gian niềng răng không mắc cài tùy thuộc mức độ lệch lạc của răng thông thường người bệnh cần đeo khay niềng liên tục tối thiểu 20 giờ/ngày. Lúc này răng sẽ di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, do đó các khay hàm sẽ được thay đổi liên tục nhằm đảm bảo cho quá trình niềng răng. Thông thường, sau mỗi 2 tuần người bệnh sẽ thay 1 khay niềng mới, tổng cộng số lượng bộ khay niềng trong suốt quá trình có thể lên đến 20 - 40 khay.
So với các phương pháp khác phương pháp niềng răng không mắc cài có tính thẩm mỹ cao hơn, thuận tiện, dễ dàng tháo ra mỗi khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng dễ dàng.
Tuy nhiên, việc có thể tháo niềng răng niềng có thể làm giảm hiệu quả điều trị do người bệnh không tuân thủ quy định niềng răng. Hiện nay có khá nhiều loại niềng răng không mắc cài trong đó phổ biến là niềng răng Invisalign, niềng răng Ecligner và niềng răng 3D Clear.
Như đã chia sẻ, việc niềng răng ở người 50 tuổi sẽ khá khó khăn, phức tạp và tốn thời gian do đó cần phải chú ý những vấn đề sau:
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc liệu rằng người 50 tuổi có nên niềng răng không. Việc có nên niềng răng hay không phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể của người có nhu cầu niềng răng.
Xem thêm: Điều gì xảy ra nếu niềng răng xong không đeo hàm duy trì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.