Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bệnh uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?

Ngày 16/05/2023
Kích thước chữ

Thuốc chống đông máu có tác dụng chống lại sự hình thành của các cục máu đông. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy mà chế độ ăn uống, kiêng khem khi điều trị bệnh là rất quan trọng. Vậy, người uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?

Các cục máu đông có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và thậm chí là tử vong. Khi uống thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ ăn uống. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem, người bệnh uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?

Ảnh hưởng của thực phẩm đến thuốc

Người bệnh uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì? 1
Thực phẩm có thể gây ra các phản ứng không tốt với người sử dụng thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu hoạt động theo cơ chế kháng vitamin K, ngăn chặn chu trình đông máu bằng cách giảm lượng vitamin K trong cơ thể. Ngăn cản quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan. Bạn nên hạn chế có những thay đổi lớn trong thực đơn ăn uống để đảm bảo tác dụng của thuốc chống đông máu, nhất là những thay đổi về thực phẩm có chứa vitamin K.

Vitamin K có thể được bổ sung hoặc tự tổng hợp. Nếu như chế độ ăn của người sử dụng thuốc chống đông máu tăng cường những thực phẩm chứa vitamin K thì hiệu quả chống đông máu sẽ bị suy giảm. Còn nếu như thiếu vitamin K thì khả năng cao người bệnh sẽ mắc phải các tác dụng phụ do thuốc kháng kali.

Sử dụng uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì?

Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều vitamin K

Người bệnh chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải các thực phẩm có chứa nhiều vitamin K, hạn chế tiêu thụ quá nhiều bởi hiệu quả của thuốc chống đông máu sẽ bị ảnh hưởng. Một số thực phẩm giàu vitamin K bạn nên tránh xa bao gồm rau diếp xanh, cải cầu vồng, bông cải xanh, măng tây, mùi tây, rau bina, bắp cải Brucxen, mù tạt xanh, rau cải xoăn,...

Riêng về đồ uống, vitamin K có chứa nhiều trong trà xanh sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Ngoài ra, cơ thể có thể tăng nguy cơ bị chảy máu nếu như trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc chống đông máu bạn sử dụng các loại nước như nước ép nam việt quất, nước bưởi và rượu.

Người bệnh uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì? 2
Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin K

Hạn chế thực phẩm chứa ít vitamin K

Thừa vitamin K thì không tốt, nhưng thiếu vitamin K cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể người bệnh đấy!

Nếu như đột ngột thêm các thực phẩm có hàm lượng vitamin K thấp vào bữa ăn hàng ngày của người đang sử dụng thuốc chống đông máu thì sẽ làm cho nồng độ vitamin K trong cơ thể bị suy giảm, nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ là rất cao. Các thực phẩm chứa ít vitamin K gồm bí đao, cà tím, hành, bắp ngọt, cà chua, nấm, khoai lang, dưa chuột, bắp cải, quả đào, táo, dâu tây, dưa hấu, dứa, chuối,...

Một số loại thuốc

Ngoài các thực phẩm, một số loại thuốc người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên sử dụng vì có thể xảy ra tương tác với thuốc chống đông máu kháng kali bao gồm: Thuốc kháng acid, một số loại thuốc tránh thai, kháng sinh như ciprofloxacin hoặc fluconazole, thuốc chống viêm như ibuprofen, thuốc chống trầm cảm như fluoxetine,…

Thông tin về chế độ ăn của người sử dụng thuốc chống đông máu

Nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ với thuốc chống đông máu như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, rụng tóc, phát ban, ớn lạnh, ngứa da, viêm mạch máu, chảy máu nhiều khi bị thương, rối loạn gan, túi mật,... sẽ tăng cao hơn nếu người bệnh tương tác với các loại thuốc, thức ăn và các chất kích thích. Nếu như các biến chứng kéo dài trong vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng như tiêu chảy, sốt cao, đau bụng trong nhiều ngày thì người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.

Ngoài việc lưu tâm đến chế độ ăn uống, người sử dụng thuốc chống đông máu cần thường xuyên làm xét nghiệm máu để theo dõi và kiểm soát những vấn đề liên quan đến nồng độ vitamin K trong cơ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để tư vấn và điều chỉnh thuốc, phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất với người bệnh. 

Người bệnh cần nhớ điều gì?

Để đảm bảo hiệu quả của thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần ghi nhớ một số điều sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ: Uống thuốc bác sĩ kê đều đặn, không tự ý bỏ thuốc, đi khám và xét nghiệm máu định kỳ.
  • Tự thực hiện kiểm tra INR: Có thể tham khảo mua máy tự kiểm tra INR bằng que thử tại nhà.
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Cần đi khám nha khoa định kỳ.
  • Không tự ý uống thuốc: Không tự ý uống thêm thuốc hoặc bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của các dược sĩ, bác sĩ.
  • Hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây chảy máu: Tránh các hoạt động mạnh, các hoạt động có nguy cơ xảy ra chấn thương, tai nạn. Nhất là ở vùng đầu.
  • Đi khám khi có các dấu hiệu nguy hiểm: Chảy máu kéo dài hơn 10 phút, bầm tím thường xuyên, chảy máu chân răng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường, bị chảy máu mũi, phân đi ngoài có lẫn máu hoặc màu đen, nôn ra máu, nước tiểu có màu khác lạ hoặc lẫn máu, chóng mặt, mệt mỏi, người yếu, đau đầu,...
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai khi đang sử dụng thuốc đối với bệnh nhân nữ.
  • Tránh các thực phẩm giàu vitamin K.
Người bệnh uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì? 3
Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ

Qua đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ được người bệnh uống thuốc chống đông máu cần kiêng những gì. Để việc điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ, sức khỏe được đảm bảo, việc người sử dụng thuốc chống đông máu quan tâm đến chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết và quan trọng, không nên chủ quan lơ là. 

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin