Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị bệnh gout ăn khoai môn được không?

Ngày 06/09/2023
Kích thước chữ

Khoai môn đem lại những lợi ích như thế nào cho sức khỏe? Người bị bệnh gout ăn khoai môn được không? Thực phẩm bệnh nhân gout nên tránh là gì? Cùng tìm hiểu qua các thông tin trong bài.

Khoai môn là một loại củ không chỉ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, mà còn chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Thế nhưng, nhiều người lại lo ngại rằng ăn khoai môn nhiều sẽ làm cho bệnh gout tiến triển nghiêm trọng hơn. Sự thật có phải như vậy hay không? Người bị bệnh gout ăn khoai môn được không? Bệnh nhân gout nên kiêng cữ thực phẩm gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích qua các thông tin dưới đây.

Ăn khoai môn có lợi ích gì?

Khoai môn là một nguồn thực phẩm vô cùng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất xơ trong khoai môn giúp duy trì hệ tiêu hóa và cải thiện chức năng ruột. Nó cung cấp một lượng đáng kể vitamin C và B6, giúp bảo vệ cơ thể và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Khoai môn cũng là một nguồn quý giá cung cấp kali và magie, hai khoáng chất quan trọng cho cơ bắp và thần kinh. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong khoai môn còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào do stress oxy hóa. Đây thực sự là một loại thực phẩm tuyệt vời để thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Người bị bệnh gout ăn khoai môn được không 1
Khoai môn là một nguồn thực phẩm vô cùng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bệnh nhân gout nên kiêng ăn gì?

Người mắc bệnh gout cần tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát bệnh hiệu quả. Vậy bệnh gout nên kiêng ăn gì? Dưới đây là một số chỉ dẫn cụ thể:

  • Tránh thực phẩm giàu purin: Purin là một chất có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Người mắc bệnh gout cần hạn chế ăn thực phẩm giàu purin như thịt bò, nội tạng động vật, thịt chó, thịt ngỗng, hải sản (nhất là tôm, cua, ghẹ, ốc, hến,...) và một số loại động vật có vỏ. Bạn có thể thay thế nguồn protein có hàm lượng purin thấp như gia cầm, đậu hủ, hạt giống và cá hồi.
  • Hạn chế rau củ có purin cao: Một số loại rau củ như rau cải bắp, rau bina, măng tây, và nấm chứa purin cao, vì vậy người bệnh nên tránh dùng các loại rau củ này.
  • Kiêng trái cây có vị chua và thực phẩm lên men: Tránh các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, và các thực phẩm lên men, vì chúng có thể tạo điều kiện tăng acid uric trong cơ thể.
  • Tránh uống rượu bia, nước ngọt có gas: Đối với người mắc bệnh gout, uống rượu bia, và nước ngọt có gas không chỉ tăng nồng độ acid uric, mà còn có thể gây trở ngại cho quá trình loại bỏ acid uric qua thận.

Người bệnh gout ăn khoai môn được không?

Người bị bệnh gout nên cân nhắc hạn chế khoai môn khi xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi vì khoai môn chứa một lượng đáng kể canxi oxalat. Đây là một hợp chất được các chuyên gia cho rằng có thể góp phần làm gia tăng tình trạng đau nhức và các triệu chứng của bệnh gout.

Người bị bệnh gout ăn khoai môn được không 2
Bệnh gout ăn khoai môn được không? Người bị gout nên hạn chế khoai môn khi xây dựng thực đơn

Bệnh gout là một tình trạng gây ra bởi sự tích tụ quá mức axit uric trong cơ thể. Bệnh thường sẽ gây ra cơn đau nhức, sưng tấy và viêm đỏ ở các khớp. Canxi oxalat là một dạng của oxalat - một hợp chất tồn tại tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Nếu bạn dung nạp nhiều oxalat, thì nó có thể tạo ra các tinh thể ở trong thận. Từ đó gây ra nhiều trở ngại cho quá trình loại bỏ axit uric của cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh gout sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.

Đối tượng nào nên hạn chế ăn khoai môn?

Tuy rằng củ khoai môn giàu chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Ngoài bệnh nhân bị gout, dưới đây là một số nhóm người nên xem xét hạn chế ăn khoai môn để bảo vệ sức khỏe của họ:

  • Người bị đờm: Khoai môn chứa nhiều nước nhưng lại có độ nhầy, vì vậy rất dễ gây tích tụ đờm trong cơ thể, từ đó dẫn đến nhiều trở ngại cho quá trình phục hồi của người bệnh.
  • Người bị dị ứng: Những người đang gặp các vấn đề về dị ứng như: Nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng,... nên hạn chế ăn củ khoai môn để tránh phản ứng dị ứng trong hệ thống hô hấp và da.
  • Người đái tháo đường: Người mắc bệnh đái tháo đường cần kiểm soát lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc khi ăn khoai môn để tránh tăng đột ngột mức đường huyết, dẫn đến việc bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh gout ăn khoai môn được không 3
Ngoài bệnh nhân gout, người bị tiểu đường, dị ứng, ho có đờm,... cũng nên hạn chế ăn khoai môn

Nói chung, tuy rằng củ khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, đem đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng, nhưng thực phẩm này lại nằm trong danh sách nên kiêng cữ đối với người bị gout. Nói đến đây chắc hẳn bạn đã có thể biết được câu trả lời cho thắc mắc bệnh gout ăn khoai môn được không đã được đề cập ở đầu bài viết này. Hy vọng từ những thông tin trên, bạn đã tích lũy thêm nhiều kiến thức y khoa và chăm sóc sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin