Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị cảm cúm có nên truyền nước không? Vì sao?

Ngày 15/05/2024
Kích thước chữ

Mệt mỏi, chán ăn là tình trạng thường gặp khi bị cảm cúm. Vì thế, nhiều người đã nghĩ đến việc truyền nước biển nhanh khỏi bệnh hơn. Vậy người bị cảm cúm có nên truyền nước không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề truyền nước khi bị cảm cúm.

Cảm cúm là bệnh lý phổ biến ai cũng có thể mắc phải hàng năm. Đặc biệt dịch cảm cúm thường bùng phát mạnh khi thời tiết giao mùa. Bệnh cảm cúm không nguy hiểm và có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, ở một số người có cơ địa yếu thì bệnh có thể kéo dài và gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh.

Cảm cúm thường xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, đau nhức cơ thể, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng,... Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn uống. Mặc dù cảm cúm rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc bản thân để nhanh hồi phục. Ngoài việc bị cảm cúm nên uống kháng sinh không thì cảm cúm có nên truyền nước không cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Tìm hiểu chung về truyền dịch

Truyền dịch là gì?

Để trả lời câu hỏi cảm cúm có nên truyền nước không, chúng ta tìm hiểu chi tiết về truyền dịch và các loại dịch truyền được sử dụng như thế nào. Truyền dịch là phương pháp đưa dưỡng chất vào trong cơ thể thông qua hệ thống tĩnh mạch, nhằm mục đích điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh trong hoặc sau quá trình điều trị.

Người bị cảm cúm có nên truyền nước không? Vì sao? 1
Truyền dịch giúp bổ sung nước, dưỡng chất cho người bệnh

Lợi ích của truyền dịch

Truyền dịch được ứng dụng rộng rãi trong y học với hơn 20 loại dịch truyền với các thành phần hoạt chất và nồng độ khác nhau. Các loại dịch truyền được chia làm các nhóm gồm nhóm cung cấp nước, nhóm cung cấp điện giải và nhóm cung cấp Glucose. Trong đó, nhóm truyền nước biển có thành phần chính trong dịch truyền gồm NaCl 0,9% giúp cung cấp nước và điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, nhóm truyền nước còn có dịch truyền Ringer Lactate, Bicarbonate natri 1,4%,... thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh bị mất nước, mất máu.

Truyền dịch sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm tình trạng mất nước, mất điện giải, đồng thời bổ sung vitamin còn giúp loại bỏ chất độc, diệt khuẩn và tăng đào thải nước tiểu. Tuy nhiên, bất cứ loại dịch truyền nào cũng đều có rủi ro nếu không thực hiện đúng chỉ định. Do đó, khi mắc cảm cúm có nên truyền nước không là vấn đề khiến nhiều người lo ngại.

Bị cảm cúm có nên truyền nước không?

Mặc dù cảm cúm rất phổ biến hàng năm và có thể chữa khỏi dễ dàng nhưng không phải ai cũng biết cách giúp mình nhanh khỏi bệnh. Thậm chí, không ít người lại thực hiện theo những cách chữa bệnh truyền miệng như xông hơi, truyền nước, uống thuốc kháng sinh,... Trong đó, truyền nước là cách được nhiều người mách nhau thực hiện. Vậy cảm cúm có nên truyền nước không? Vì sao?

Người bị cảm cúm có nên truyền nước không? Vì sao? 2
Bị cảm cúm khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc

Nhiều người vừa chớm có dấu hiệu cảm cúm đã nghĩ đến truyền nước để nhanh khỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc tự ý truyền nước mà không có chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, xét nghiệm là tuyệt đối không nên.

Truyền nước mang lại rất nhiều lợi ích nhưng không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng mang lại công dụng tốt. Thông thường, việc truyền nước biển sẽ phù hợp với người bị sốt, mất nước,... nhưng vẫn phải có sự thăm khám và theo dõi của bác sĩ điều trị.

Việc tự ý truyền nước tại nhà khi bị cảm cúm có thể gây ra tình trạng truyền sai tốc độ, quá liều dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như dị ứng, sốc, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn, phù não, phù phổi, sưng tim, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Người bị cảm cúm có nên truyền nước không? Khi nào có thể truyền nước? Trên thực tế, việc truyền nước thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh sốt quá cao, sốt kéo dài, nôn nhiều, tiêu chảy nhiều gây mất nước hoặc khi người bệnh không thể ăn uống được.

Theo đó, người bị cảm cúm nếu ăn uống được và cơ thể không có dấu hiệu mất nước thì sẽ không cần truyền nước mà có thể bổ sung nước qua đường ăn uống. Trường hợp truyền nước phải có sự chỉ định và theo dõi sát sao tại các cơ sở y tế có đầy đủ các phương tiện cấp cứu.

Người bị cảm cúm có nên truyền nước không? Vì sao? 3
Truyền nước cần được chỉ định bởi bác sĩ sau khi thăm khám cho người bệnh

Một số cách giúp cải thiện tình trạng cảm cúm

Sau khi đã hiểu rõ cảm cúm có nên truyền nước không, người bệnh có thể thực hiện theo các cách dưới đây để giúp cải thiện tình trạng cảm cúm:

  • Nghỉ ngơi: Khi bị cảm cúm người bệnh thường bị đau mỏi cơ nên rất mệt mỏi, chính vì thế nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió lùa và nên hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ lây bệnh cho người xung quanh.
  • Uống thuốc điều trị theo triệu chứng: Người bị cảm cúm thường kèm theo sốt, đau đầu, sổ mũi, đau họng,... Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C, dùng thuốc ho giúp giảm cảm giác đau họng, thuốc xịt mũi,...
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt cần vệ sinh mũi họng nhằm giảm sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh hoặc dịch nhầy từ mũi vào sâu bên trong khiến bệnh nặng hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối nhằm sát khuẩn, kháng viêm và làm dịu cơn đau rát họng hiệu quả.
  • Tăng cường bổ sung đủ vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn hàng ngày. Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,...

Cảm cúm là bệnh dễ mắc và có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị cảm cúm có nên truyền nước không. Qua đó có cách phòng ngừa và xử trí đúng cách khi bản thân hoặc người thân trong gia đình bị cảm cúm ghé thăm.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin