Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị tuyến giáp có uống được vitamin C không?

Ngày 24/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vitamin C (axit ascorbic), là một vitamin toàn năng, hỗ trợ các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất, thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu, tạo collagen và giúp cơ thể hấp thu và dự trữ sắt,... Bổ sung vitamin C cho những người mắc các bệnh mãn tính cũng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế những biến chứng cũng như là những trường hợp cấp tính. Vậy thì người bị tuyến giáp có uống được vitamin C không?

Vậy người đang bị tuyến giáp có uống được vitamin C không? Cách sử dụng vitamin C làm sao cho hiệu quả nhất? Đây là những câu hỏi thường gặp và vẫn chưa có một lời giải đáp cụ thể nào. Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin chi tiết dưới đây nhé!

Tuyến giáp là gì?

Vị trí của tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng và ảnh hưởng đến tất cả các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp nằm ở ngay dưới thanh quản, ở hai bên và phía trước khí quản với trọng lượng từ 20 - 25 gam, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2cm.

Cấu tạo của tuyến giáp

Tuyến giáp có hình dạng giống cánh bướm với 2 thùy phải và trái bao quanh khí quản và nối với nhau qua một dải hẹp ở giữa gọi là eo giáp. Bên trong các thùy hình thành các nang chứa đầy chất keo giàu protein và các nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hormon giáp. Kích thước các nang từ 0,02 - 0,03 mm và có hình lập phương hoặc hình trụ. 

Các tế bào cận nang là các tế bào nằm xen kẽ với các tế bào nang có nhiệm vụ tiết ra calcitonin tham gia vào quá trình điều hòa canxi trong cơ thể.

Bi-tuyen-giap-co-uong-duoc-vitamin-c-khong-2.png
Tuyến giáp là hệ nội tiết lớn nhất trong cơ thể và có cấu tạo hình cánh bướm

Chức năng của tuyến giáp

Sản xuất và lưu trữ các hormon giáp là nhiệm vụ quan trọng nhất của tuyến giáp.

  • Thyroxine (T4): Đây là hormon chính được giải phóng vào máu và chuyển đổi thành T3 thông qua quá trình khử iod.
  • Triiodothyronine (T3): Hormon đóng vai trò chính trong quá trình chuyển hóa, nhưng lượng T3 được tuyến giáp sản xuất ít hơn so với T4.
  • Triiodothyronine đảo ngược (RT3): Tuyến giáp tạo ra một lượng rất ít RT3, làm đảo ngược tác dụng của T3.
  • Calcitonin: Đây là hormon giúp điều hòa lượng canxi trong máu.

Những cơ quan và tuyến nội tiết nào có liên quan đến tuyến giáp?

Hệ nội tiết là một hệ thống mạng lưới phức tạp gồm các tuyến và hormon. Nhiều cơ quan và tuyến nội tiết có mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua hoạt động gửi tín hiệu qua lại và các hormon có thể có tác dụng ức chế lẫn nhau.

Vùng dưới đồi (một khu vực nằm ở trung tâm của não, nằm giữa đồi thị và tuyến yên) tiết ra hormon TRH, hormon này sẽ kích thích tuyến yên trước giải phóng hormon kích thích tuyến giáp (TSH) có vai trò duy trì sự tổng hợp và bài tiết các hormon giáp. Tế bào nang tuyến giáp được hormon TSH kích thích sẽ giải phóng T4 và T3.

Hormone và tuyến giáp có ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể.

  • Hệ thần kinh: Hoạt động bất thường của tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh như tê, đau, ngứa, cảm giác nóng ran ở các bộ phận cơ thể và suy giáp có thể gây trầm cảm, cường giáp gây ra cảm giác lo lắng.
  • Hệ tim mạch: Tuyến giáp có vai trò điều chỉnh lưu lượng máu trong tuần hoàn, nhịp tim và sức co bóp của tim.
  • Hệ sinh sản: Tuyến giáp bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý như rối loạn chu kì kinh nguyệt, khả năng sinh sản.
  • Hệ tiêu hóa: Tuyến giáp có ảnh hưởng nhu động đường ruột và quá trình di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa.
Bi-tuyen-giap-co-uong-duoc-vitamin-c-khong-3.png
Hoạt động bất thường của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thần kinh

Những bệnh lý tuyến giáp phổ biến

  • Bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp) là một bệnh do rối loạn miễn dịch dẫn đến chống lại các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Xảy ra tình trạng viêm các mô chính của tuyến giáp do đó tuyến giáp không thể đảm bảo chức năng sản xuất các hormon đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng suy giáp. Viêm giáp Hashimoto có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là phụ nữ trung niên.
  • Bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow) là một bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất hormon quá mức dẫn đến tình trạng cường giáp. Đây là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng cường giáp, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, sự phát triển của não bộ, nhiệt độ cơ thể,... Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
  • Bướu cổ không phải là ung thư mà là biểu hiện sưng to và lồi lên bất thường ở vùng cổ bệnh nhân do ảnh hưởng từ sự gia tăng kích thước của tuyến giáp, tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới so với nam giới. Nguyên nhân phổ biến là cơ thể bị thiếu hụt một lượng iod nhất định, khi tuyến giáp không được bổ sung đủ lượng iod từ chế độ ăn thì nó sẽ tự sản sinh hormon để bù đắp, lâu dần tuyến giáp sẽ phình to kích thước và gây nên tình trạng bướu cổ.
  • Nhân tuyến giáp: Sự phát triển bất thường của tuyến giáp hình thành nên một hoặc nhiều nốt gọi là bướu giáp nhân. Một trong các nhân này có thể phát triển thành tế bào ung thư. Hầu hết các nhân tuyến giáp không gây ra bất kì triệu chứng nào, nhưng nếu phát triển đủ lớn sẽ gây ra các triệu chứng sưng ở cổ gây khó thở và đau khi nuốt.
Bi-tuyen-giap-co-uong-duoc-vitamin-c-khong-4.png
Bướu cổ là một trong những bệnh tuyến giáp thường gặp

Công dụng của vitamin C với sức khỏe

Có thể nói vitamin C là một dưỡng chất vô cùng quan trọng mang lại rất nhiều lợi ích từ bên trong ra bên ngoài đối với cơ thể con người, giúp tăng cường đề kháng, phòng ngừa và đẩy lùi các căn bệnh nhiễm trùng, giúp cơ thể con người chống lại các gốc tự do gây hại cho các tế bào khỏe mạnh, ngăn ngừa sạm, nám, cũng như giúp làn da trở nên khỏe mạnh và trắng sáng hơn. Ngoài ra, bác sĩ thường hay sử dụng vitamin C trong một số trường hợp đặc biệt như:

  • Sử dụng vitamin C cùng với sắt có thể giúp tăng lượng sắt hấp thu.
  • Tyrosinemia - rối loạn di truyền ở trẻ sơ sinh.
  • Loạn nhịp tim (rung nhĩ).
  • Xuất hiện ban đỏ sau khi làm thủ thuật thẩm mỹ trên da.
  • Bệnh gout.
  • Thiếu máu tán huyết.

Cách dùng vitamin C hiệu quả

  • Sử dụng vitamin C có hoặc không cùng với thức ăn, thường là 1 - 2 lần mỗi ngày.
  • Đối với dạng viên phóng thích kéo dài, không nghiền hoặc nhai, uống toàn bộ viên thuốc.
  • Đối với vitamin C dạng bột hoặc viên sủi Vitamin C, cần hòa tan/ trộn kỹ trong nước hoặc thức ăn mềm và khuấy đều. Sử dụng hết ngay sau khi hòa tan hoặc trộn.

Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người và đáp ứng với điều trị. Vui lòng đọc kỹ tất cả các hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm, hoặc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ.

Người bị tuyến giáp có uống được vitamin C không?

Cùng tìm hiểu vấn đề "người bị tuyến giáp có uống được vitamin C không?" qua các thông tin sau.

Theo những nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin C và quá trình điều trị bệnh tuyến giáp thì nồng độ hormon TSH, T4 và T3 trong huyết thanh được cải thiện khi bổ sung thêm vitamin C. Do đó, việc bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormon để đảm bảo cho các quá trình của hệ hô hấp, thần kinh trung ương và ngoại vi, đồng thời cũng điều hòa các hoạt động tuyến giáp, giữ nồng độ hormon ở mức vừa phải, giúp người bệnh chống lại các triệu chứng như lo lắng, run rẩy, mệt mỏi.

Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có tiềm năng là một tác nhân chống ung thư trong điều trị ung thư tuyến giáp.

Bi-tuyen-giap-co-uong-duoc-vitamin-c-khong-5.png
Bổ sung vitamin C thông qua rau, củ, quả và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày

Lưu ý khi sử dụng vitamin C đối với bệnh tuyến giáp

Với những thông tin về lợi ích tuyệt vời của vitamin C đã được đề cập, cũng như cách sử dụng vitamin C thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi sử dụng vitamin C trong quá trình điều trị bệnh về tuyến giáp:

  • Cần uống vitamin C và thuốc hormon tuyến giáp cách nhau ít nhất 60 phút vì có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu thuốc.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều vitamin C vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, hoặc nặng hơn là dẫn đến sỏi thận.

Vậy là chúng ta đã hiểu rõ công dụng của vitamin C cũng như giải đáp được thắc mắc: ”người bị tuyến giáp có uống được vitamin C không?”. Do đó cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng vitamin C hay bất kì một sản phẩm thuốc nào khác.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm