Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thường dễ bị sốt hơn người lớn. Tuy nhiên, người lớn đôi khi cũng có thể bị sốt nóng lạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì?
Sốt là hiện tượng thân nhiệt tạm thời tăng cao hơn mức bình thường. Đây là dấu hiệu y khoa thông thường, bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Sốt cũng có dấu hiệu cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Có những người bị sốt rét, có người bị sốt nóng nhưng cũng có người bị sốt nóng lạnh. Vậy trong trường hợp người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì?
Khi nhiệt độ trên 37,8°C ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở trực tràng trên 38,2°C có nghĩa là bạn đã bị sốt. Sốt nóng lạnh là tình trạng cơ thể bị tăng nhiệt độ, dùng tay sờ vào da, trán, lưng, ngực, bạn sẽ thấy nóng hơn bình thường, có khi là nóng ran, đổ mồ hôi. Nhưng bên trong bạn thấy ớn lạnh, rùng mình, thậm chí rét run và chỉ muốn đắp chăn để cảm thấy ấm áp hơn. Cảm giác ớn lạnh sẽ giảm khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống.
Nếu không may bị sốt nóng lạnh, bạn không cần quá lo lắng vì đây thường là biểu hiện trong giai đoạn đầu cơ thể bị sốt. Tình trạng này cũng khá phổ biến khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus hay phản ứng với thuốc. Ngoài triệu chứng nóng - lạnh đối lập như trên, người bệnh cũng có thể cảm thấy da tái nhợt, đầy bụng, khó tiêu, miệng nhạt, người mệt mỏi,…
Trước khi giải đáp thắc mắc người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến sốt nóng lạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có 3 nguyên nhân chính gồm:
Thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường bị ô nhiễm và tồn tại nhiều tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm mốc, bụi mịn,… cũng khiến cơ thể không thích nghi kịp và bị giảm đề kháng tự nhiên.
Thời tiết và môi trường bất ổn là yếu tố thuận lợi cho các tác nhân gây hại tồn tại ngoài môi trường tấn công cơ thể. Khi đó, con người dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus,… dẫn đến các tình trạng viêm, nhiễm trùng. Và cơ thể sẽ phản ứng chống lại tất cả những điều đó bằng tình trạng sốt nóng lạnh.
Đôi khi, hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm không hẳn do các yếu tố tác động bên ngoài. Nếu dinh dưỡng không tốt cũng các chiến binh miễn dịch trong cơ thể cũng có thể bị suy giảm sức mạnh.
Khi đó, các yếu tố gây hại sẽ được đà tấn công và khiến chúng ta bị ốm bệnh. Và sốt là một trong số những biểu hiện của tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể. Ngoài ra, mới tiêm phòng vắc xin, khi đang uống thuốc,… cũng khiến hệ miễn dịch phản ứng với các hoạt chất trong thuốc hay vắc xin để tạo ra kháng thể. Đây là lý do hầu hết chúng ta sau khi tiêm vacxin bị sốt.
Hầu hết trường hợp, sốt được coi là tín hiệu đáng mừng vì chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động một cách hiệu quả để chống lại tác nhân gây hại. Tuy nhiên, sốt nóng lạnh kéo dài khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt dần, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, chúng ta cần hết sức cảnh giác.
Ngoài những nguyên nhân trên, sốt nóng lạnh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó nếu kéo dài. Một số bệnh thường có triệu chứng này như: Thương hàn, lao phổi, ung thư gan, lupus ban đỏ, nhiễm khuẩn toàn thân, ung thư phổi, tụy, tủy sống,…
Sốt nóng lạnh ở người lớn có thể chỉ thoáng qua rồi tự khỏi trong 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể kéo dài nhiều ngày.
Nếu sốt kéo dài quá 4 ngày, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Trong những ngày đầu tiên khi mới bị sốt, người bệnh có thể hạ sốt bằng các cách giảm sốt nóng lạnh tại nhà sau đây:
Ở người lớn không có tiền sử co giật, nếu sốt cao trên 38,9°C và kèm theo cảm giác ớn lạnh khó chịu có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn. Thuốc hạ sốt paracetamol (acetaminophen) là phù hợp nhất và bạn có thể dùng 4 - 6 giờ một lần. Aspirin và ibuprofen cũng là 2 loại thuốc hạ sốt hiệu quả nhưng cần dùng theo tư vấn của bác sĩ.
Một số trường hợp không nên dùng hai loại thuốc này như: Sốt xuất huyết, tiểu cầu thấp, có nguy cơ chảy máu cao,… vì thuốc ảnh hưởng đến sự đông máu. Bạn tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt, dùng quá nhiều so với hướng dẫn sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
Sốt cao nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu hụt chất điện giải. Việc bù nước và bù điện giải cần được thực hiện ngay từ khi người bệnh bắt đầu bị sốt chứ không nên chờ đến khi cơ thể có dấu hiệu mất nước. Người lớn bị sốt nóng lạnh cần tăng cường uống nước lọc, nước trái cây, nước chanh,…
Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại nước hoặc bột pha nước điện giải rất dễ sử dụng. Nếu sốt cao kéo dài, người bệnh nên nước uống nước bù điện giải.
Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? Chườm bằng khăn ấm, tắm hay ngâm mình nhanh bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể cũng là cách hạ sốt hiệu quả. Một số người hạ sốt bằng cách đắp khăn lạnh, lau lạnh hay ngâm nước lạnh là hoàn toàn sau lầm.
Nhiệt độ ấm giúp các lỗ chân lông giãn nở, nhiệt thoát ra ngoài và giúp chúng ta hạ sốt. Nhiệt độ lạnh khiến các lỗ chân lông co lại, ngăn chặn quá trình thoát nhiệt của cơ thể và khiến chúng ta càng khó hạ sốt.
Sốt là một tình trạng khá phổ biến nên hầu hết đều có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bị sốt nóng lạnh nên đến gặp bác sĩ sớm như:
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sốt nóng lạnh. Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp tình trạng này đều cần theo dõi. Tuy nhiên, đối tượng phụ nữ mang thai hay người có tiền sử co giật cần được để ý sát sao hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.