Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách giảm sốt nóng lạnh an toàn và hiệu quả

Ngày 29/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt nóng lạnh là một phản ứng bình thường của hệ miễn dịch làm nhiệt độ của cơ thể tăng lên trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Tình trạng bệnh lý này khá là phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đôi lúc tình trạng sốt sẽ nghiêm trọng nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy cách giảm sốt nóng lạnh như thế nào là đúng?

Tình trạng sốt có thể khiến bạn cảm thấy nóng lạnh, rùng mình, mệt mỏi và đôi khi bị đau nhức mỏi người, cảm thấy kiệt sức. Ngoài việc điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này, bạn cần biết cách hạ sốt để giảm nhẹ các triệu chứng và giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Mời bạn cùng tìm hiểu cách hạ sốt nóng lạnh trong bài viết này nhé!

Sốt nóng lạnh là gì?

Sốt nóng lạnh là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt với thời tiết thất thường, các thời điểm giao mùa. Cũng giống như triệu chứng của sốt khác, sốt nóng lạnh cũng sẽ gây tăng thân nhiệt lên. Tuy nhiên, ban đầu người bị sốt nóng lạnh cơ thể sẽ ớn lạnh, dần dần thân nhiệt cơ thể sẽ tăng lên và trở lại bình thường. Lúc này, một số bộ phận sẽ nóng hơn bình thường, đổ mồ hôi như trán, ngực hoặc lưng nhưng cơ thể vẫn lạnh. Người bệnh có xu hướng muốn sử dụng chăn để cơ thể thấy ấm hơn, nhưng lại thấy nóng khi đắp vào.

Người sốt nóng lạnh có những biểu hiện gì?

Người bệnh bị sốt nóng lạnh cũng thường có những tình trạng đi kèm như:

  • Đầu óc đau nhức, cảm thấy choáng váng, quay cuồng;
  • Cổ họng đau rát, nước mũi chảy, hắt xì,...
  • Hô hấp: Hơi thở nhanh, hơi thở nóng, thở hổn hển,...
  • Tiêu hóa: Xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn,…
  • Toàn thân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao nhợt nhạt, thân nhiệt tăng - giảm thất thường.
Cach-giam-sot-nong-lanh-an-toan-va-hieu-qua-tai-nha 2.png
Cổ họng đau rát, nước mũi chảy, hắt xì thường xuyên là biểu hiện của tình trạng sốt nóng lạnh

Hướng dẫn cách giảm sốt nóng lạnh

Tình trạng sốt nóng lạnh có thể cải thiện tại nhà nếu được chăm sóc đúng cách. Mục tiêu là giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu do cơ sốt nóng lạnh gây nên và cơ thể được nghỉ ngơi để sức khỏe phục hồi sức. Các biện pháp khắc phục tình trạng sốt nóng lạnh như sau:

Uống thuốc giảm đau hạ sốt

Nếu chưa biết khi sốt nóng lạnh phải làm gì, người bệnh có thể bắt đầu bằng việc uống thuốc hạ sốt, bao gồm:

  • Paracetamol: Tác dụng trong điều trị đau đầu và cảm sốt. Liều hạ sốt ở người trưởng thành là 1 viên paracetamol 500 mg trong 4 - 6 giờ khi cần thiết.
  • Ibuprofen: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), có tác dụng giảm đau nhức khớp, cơ bắp và đau bụng kinh, hạ sốt và giảm đau nhức nhẹ do cảm cúm hoặc cảm lạnh. Liều khuyến cáo dùng cho hạ sốt 200 - 400 mg sau mỗi 4 - 6 giờ khi cần thiết, liều tối đa trong một ngày là 1 đến 2 g.
  • Aspirin: Thuộc nhóm NSAIDs có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa, đau răng, cảm lạnh, nhức đầu. Liều khuyến cáo với hạ sốt và giảm đau là 300 - 650 mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4 - 6 giờ khi cần thiết, không nên dùng quá 4 g/ngày.

Aspirin và ibuprofen là thuốc hạ sốt có thể dùng cho người lớn, giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể đang cao, nhưng bạn không nên sử dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Không nên dùng loại thuốc này nếu bạn có số lượng tiểu cầu thấp hoặc có bất kỳ nguy cơ chảy máu nào khác (ví dụ như loét dạ dày). Điều này là do thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian máu đông.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt là một trong những cách hạ sốt nhanh ở người trưởng thành và chúng thường có tác dụng hạ sốt kéo dài từ 4 - 8 giờ. Tuy nhiên, tuyệt đối không phối hợp các loại thuốc hạ sốt với nhau nếu không có sự đồng ý từ bác sĩ.

Uống nhiều nước

Hạn chế mất nước là điều cần thiết, đặc biệt khi rơi vào tình trạng bị sốt. Do đó, việc bổ sung nước hoặc dùng Oresol cho cơ thể sẽ làm dịu thân nhiệt, bù đắp lại lượng nước đã mất đi. Thêm vào đó, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước từ trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng, cơ thể khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh.

Cach-giam-sot-nong-lanh-an-toan-va-hieu-qua-tai-nha 3.png
Uống nhiều nước hạn chế tình trạng mất nước là cách giảm sốt nóng lạnh cần thiết

Tăng cường bổ sung canxi

Canxi có thể hỗ trợ người bệnh làm giảm thời gian bị bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể. Người bệnh có thể thông qua chế độ ăn hằng ngày bổ sung canxi từ các thực phẩm như cá, rau xanh, yến mạch,...

Khi sốt cao đắp khăn ấm

Để hạ sốt một cách nhanh chóng có thể chườm khăn với nước ấm lên trán. Trường này được áp dụng khi bị sốt do các yếu tố bên ngoài như hoạt động ở ngoài trời nắng trong thời gian dài, thể dục quá sức, sốc nhiệt,...

Ngoài ra người bệnh có thể tắm rửa lau người bằng nước ấm để có thể thoải mái và sạch sẽ. Cần lưu ý là không được sử dụng nước lạnh, điều này có nguy cơ khiến thân nhiệt tăng cao trở lại và tình trạng sốt trở nên tệ hơn. 

Lưu ý khi giảm sốt nóng lại tại nhà

Cách giảm sốt nóng lạnh tại nhà cần lưu ý các điều sau:

  • Không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau, điều này không có tác dụng nhanh hơn mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm trọng đối với cơ thể.
  • Không nên đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao. Điều này dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run hơn. Cần ở nơi thoáng mát, hạn chế quạt gió và máy lạnh, sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần.
  • Luôn theo dõi nhiệt độ và đo lại thân nhiệt mỗi 2 giờ/lần.
  • Không nên chườm lạnh hoặc tắm bằng nước lạnh để tìm cách hạ sốt nhanh, điều này có thể làm trầm trọng tình trạng sốt hơn.
  • Mặc dù sốt nóng lạnh khiến có thể khiến cơ thể mệt mỏi nhưng người bệnh vẫn nên cố gắng duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất với các thức ăn lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,… để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Cach-giam-sot-nong-lanh-an-toan-va-hieu-qua-tai-nha 4.png
Luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên khi bị sốt

Ngoài ra, khi bị sốt nóng lạnh, người bệnh kèm theo các biểu hiện bất thường như: Sốt cao nhiều giờ liền không hạ sốt dù đã uống thuốc hạ sốt, có các triệu chứng cứng cổ, lú lẫn, kích động, nhạy cảm với ánh sáng chói, mất nước, co giật hoặc động kinh,... cần đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm để tránh các biến chứng về sau có thể xảy ra.

Tóm lại, tình trạng sốt nóng lạnh tuy không quá nguy hiểm, nhưng khi sốt cao trên 40 độ mà không can thiệp kịp thời, rất có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, nhất là ở trẻ nhỏ. 

Trên đây là những cách giảm sốt nóng lạnh để hạ sốt nhanh và giảm nhẹ cảm giác ớn lạnh, rùng mình. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan khi cơn sốt trên 40,5°C ở người lớn và không cải thiện khi điều trị bằng thuốc hạ sốt, trường hợp này có thể đe dọa tính mạng và cần đi cấp cứu ngay lập tức để được can thiệp kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm