Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không?

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ

Trứng gà với tính năng dễ dàng chế biến, giá cả hợp lý và giá trị dinh dưỡng cao, thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, liệu bệnh nhân ung thư vú có ăn được trứng gà không?

Ung thư vú là một trong năm loại ung thư phổ biến nhất ở phái nữ. Trong quá trình điều trị, bên cạnh việc tuân theo chỉ đạo của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến người mắc bệnh ung thư vú như nào? Và người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến người mắc bệnh ung thư vú như nào?

Trước khi trả lời cho vấn đề: Người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không? Chúng ta cùng tìm hiểu tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho người ung thư vú mau bình phục. Không chỉ dành riêng cho bệnh nhân ung thư, ngay cả những người khỏe mạnh cũng cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý để:

  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động thường ngày của cơ thể.
  • Duy trì cân nặng ổn định.
  • Cải thiện và duy trì sức khỏe, đặc biệt là khi đối mặt với bệnh tật hoặc sau quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ tâm lý và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: Tiểu đường, ung thư, và cao huyết áp.
Người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không? 1
Ung thư vú là một trong năm loại ung thư phổ biến nhất

Trong trường hợp người mắc bệnh ung thư, chế độ ăn uống khoa học là một phần quan trọng không thể thiếu để:

  • Hạn chế và cải thiện tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bệnh, giúp tối ưu hóa quá trình hồi phục và giảm thời gian phải nằm viện.
  • Hỗ trợ quá trình làm lành sau phẫu thuật, hoá trị, hoặc xạ trị.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tình trạng cơ thể suy yếu.

Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người mắc bệnh ung thư vú thường bao gồm nhiều rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, và nguồn protein lành mạnh như: Đậu đỗ. Đồng thời, cần hạn chế chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, và tránh các thực phẩm có thể gây tăng cân hoặc gây nguy cơ gây hại cho sức khỏe tổng thể.

Người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không?

Người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không?. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể thưởng thức trứng gà một cách bình thường. Trứng gà là một nguồn dinh dưỡng đa dạng, mang đến lượng protein, vitamin, và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Protein giúp xây dựng và sửa chữa tế bào, còn vitamin và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy trứng gà có thể thúc đẩy phát triển tế bào ung thư. Ngược lại, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trứng gà có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, việc ăn trứng gà vẫn cần được lưu ý:

  • Tránh trứng sống và lòng đào: Cần tránh tiêu thụ trứng gà sống hoặc lòng đào, vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
  • Nấu chín kỹ: Trứng gà nên được nấu chín kỹ, với nhiệt độ bên trong đạt ít nhất 71 độ C để đảm bảo sự an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế tiêu thụ quá nhiều: Ăn quá nhiều trứng gà có thể gây cảm giác đầy bụng khó tiêu.
Người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không? 3
Ăn quá nhiều trứng gà có thể gây cảm giác đầy bụng khó tiêu

Tuy nhiên, về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư vú nên được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo thích hợp với tình trạng sức khỏe riêng biệt của từng bệnh nhân.

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú

Ngoài vấn đề bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không? Người mắc bệnh ung thư vú cần tập trung vào việc xây dựng một thực đơn cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe tốt và tối ưu hóa hiệu quả điều trị bệnh.

  • Đa dạng hóa khẩu phần ăn: Đảm bảo thực đơn hàng ngày bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau để tránh thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Hạn chế thức ăn tẩm ướp và thực phẩm nhiều gia vị: Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ ăn tẩm ướp, mặn, chiên rán với nhiều dầu, vì chúng có khả năng ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe.
  • Bổ sung thực phẩm giàu xơ và chất chống oxy hóa: Sản phẩm như: Súp lơ xanh, cải xoăn, rau chân vịt, cam, quýt, bưởi, ổi, trà xanh, cà chua, cà rốt, bí đỏ là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh ung thư vú. Chúng không chỉ chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kiểm soát sự tăng trưởng và di căn của tế bào ung thư vú.
  • Chất béo tốt (chất béo không bão hòa): Chất béo tốt như: Bơ, hạt ngũ cốc, quả hạch, ô liu, cá hồi, cá trích (chứa omega-3) là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Protein từ thịt cá được coi là loại protein dễ tiêu hóa nhất và dễ hấp thụ, được ưa chuộng hơn thịt đỏ.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn: Người mắc bệnh ung thư vú nên cân nhắc chia nhỏ khẩu phần ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thay vì 3 bữa ăn lớn, hãy cân nhắc 5 - 6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này giúp người bệnh cung cấp năng lượng và dưỡng chất liên tục và giảm cảm giác mệt mỏi và chán ăn.
Người mắc bệnh ung thư vú có ăn được trứng gà không? 4
Cần tập trung vào việc xây dựng một thực đơn cung cấp đầy đủ dưỡng chất

Bạn nên nắm rõ những lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng và thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một kế hoạch ăn uống thích hợp với trạng thái sức khỏe cá nhân của bạn. Điều này giúp bạn cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, kiểm soát cân nặng, và tối ưu hóa hiệu quả điều trị bệnh.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ chi tiết về vấn đề "ung thư vú có ăn được trứng gà không?". Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bản thân hoặc người thân đang mắc bệnh ung thư vú.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin