Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người tiểu đường ăn rau lang được không?

Ngày 30/05/2023
Kích thước chữ

Người tiểu đường ăn rau lang được không là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là một trong những loại rau tốt, có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường nhưng cần sử dụng với liều lượng, cách chế biến phù hợp. Cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này với bài viết sau đây nhé!

Rau lang là một loại rau dân dã, xuất hiện nhiều trong các bữa cơm của gia đình Việt. Loại rau này không chỉ có giá thành rẻ, mà còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy, rau lang mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy người tiểu đường ăn rau lang được không?

Vì sao bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh?

Trong y học cổ truyền, rau khoai lang được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như phiên chử, cam thử, là loại rau có tính bình, vị ngọt. Rau lang có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, di tinh ở nam giới,…

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh vì các lý do sau:

Rau xanh ít carbohydrate

Rau xanh thường có hàm lượng carbohydrate thấp hơn so với các loại thực phẩm khác như tinh bột và đường. Điều này giúp kiểm soát mức đường huyết, tránh tăng đột ngột sau khi ăn.

Tăng cường chất xơ giúp hạ đường huyết

Rau xanh giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ giúp giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu, làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định mức đường huyết. Nó cũng giúp cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ quản lý cân nặng và kiểm soát huyết áp.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường: Ăn rau lang được không 1
Rau xanh giàu chất xơ giúp giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu, ổn định mức đường huyết

Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất

Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những chất này cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ chức năng cơ thể. Ví dụ, các loại rau xanh như: Cải bắp, bông cải xanh, rau cải xoăn chứa nhiều vitamin C, vitamin K và axit folic, trong khi đó cà chua hoặc cà rốt lại chứa lycopene và beta-carotene. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần đến.

Ngoài ra, rau xanh còn cấp nước cho cơ thể, đồng thời bổ sung thêm các hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vậy, bệnh nhân tiểu đường sẽ hạn chế bớt các thương tổn tế bào do stress oxy hóa gây ra, giảm các biến chứng về tim mạch, viêm nhiễm.

Người tiểu đường ăn rau lang được không?

Tuy rằng, người bị tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày của mình, nhưng không phải loại rau nào cũng có thể ăn. Bạn cần phải xem xét cẩn thận thực phẩm đó có cung cấp nhiều đường và calo hay không. Nếu có thì nên loại bỏ, còn ngược lại có thể sử dụng. Vậy người tiểu đường ăn rau lang được không?

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, lá khoai lang có khả năng hỗ trợ quản lý đường huyết trong trường hợp cao. Các flavonoid có trong lá khoai lang có thể giúp cải thiện quá trình hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin. Điều này giúp giảm tình trạng kháng insulin, đồng thời điều chỉnh mức đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường: Ăn rau lang được không 2
Người tiểu đường ăn rau lang được không? Flavonoid có trong rau lang thúc đẩy bài tiết insulin, điều chỉnh đường huyết

Một trong những flavonoid quan trọng trong lá khoai lang là quercetin, có khả năng kích thích tái tạo tế bào β trong tuyến tụy và tăng tiết insulin. Ngoài ra, rau lang cũng chứa một chất gần giống insulin, nằm nhiều ở phần ngọn rau. Tuy lá già không chứa chất này, nhưng người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng ngọn rau khoai lang để ăn như một phương thuốc bảo vệ sức khỏe.

Các lưu ý cần nhớ khi ăn rau lang đối với người tiểu đường

Tuy rằng bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn rau lang, nhưng để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên lưu ý các điều nhỏ sau đây:

  • Không ăn rau lang khi đói: Rau lang có khả năng hạ đường huyết, do đó ăn khi đói sẽ làm hạ đường huyết quá mức, gây tổn hại cho sức khỏe. Bạn hãy kết hợp rau khoai lang với các nguồn thực phẩm khác để tăng cường dinh dưỡng và giảm nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.
  • Nên chế biến rau khoai lang đúng cách: Để tận dụng tác dụng nhuận tràng, bạn nên ăn rau lang tươi đã được luộc chín, không nên ăn rau khoai lang sống vì có thể gây táo bón.
  • Ăn vừa đủ: Rau lang chứa nhiều canxi, và việc ăn quá nhiều rau khoai lang có thể gây sỏi thận. Vì thế, người bệnh tiểu đường khi ăn rau khoai lang nên xen kẽ với các loại rau khác. Điều này giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Kết hợp rau khoai lang với thực phẩm giàu chất đạm động vật và thực vật sẽ giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
  • Nếu uống nước luộc rau lang thì nên dùng nước thứ hai: Khi luộc rau khoai lang để ăn hoặc chữa bệnh, nếu muốn dùng nước, thì bạn nên lấy nước thứ hai vì nước đầu tiên thường có vị chát và hăng.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường: Ăn rau lang được không 3
Người bệnh tiểu đường không nên ăn rau lang khi đói sẽ dễ gây hạ đường huyết quá mức

Ngoài rau lang, một số loại rau khác cũng hỗ trợ tốt cho việc hạ đường huyết, cải thiện tích cực bệnh tiểu đường như rau diếp cá, măng tây, bắp cải, rau bina, rau dền, cần tây,... Đây đều là những thực phẩm mà bạn có thể tìm mua tại bất kỳ chợ hoặc siêu thị trên toàn quốc.

Vậy người tiểu đường ăn rau lang được không? Nói chung, rau lang mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Rau lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Do đó, những người bệnh tiểu đường có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.

Xem thêm: Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin