Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người tiểu đường uống Yakult được không?

Ngày 31/05/2023
Kích thước chữ

Sữa chua uống Yakult được đánh giá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trong khi đó người bị bệnh tiểu đường lại có chế độ ăn hết sức chọn lọc, vậy người tiểu đường uống Yakult được không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu bạn nhé!

Yakult là sản phẩm sữa chua được ưa chuộng bởi nó được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ Nhật Bản hiện đại. Sữa chua uống Yakult còn chứa hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch của mọi lứa tuổi. Sữa chua Yakult cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào và ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường ăn sữa chua được không? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

Thành phần dưỡng chất của Yakult 

Yakult là dòng sữa chua uống được lên men từ sữa bột gầy, đường, nước và chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Trung bình, mỗi chai sữa chua Yakult (65ml) sẽ chứa khoảng 48 - 52 calo cùng với chất đạm, carbs và chất béo.

Nghiên cứu đã chứng minh mỗi chai Yakult chứa hơn 6,5 tỷ lợi khuẩn. Một lợi thế của khuẩn casei Shirota là chúng có khả năng sống trong dịch vị dạ dày và dịch vị mật để tồn tại trong ruột. Chính vì vậy, dòng sữa chua uống Yakult hỗ trợ rất tốt cho sự cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột của chúng ta.

Yakult cũng không chứa bất kỳ chất bảo quản, chất tạo màu hay chất ổn định nhân tạo nào. Acid lactic sau khi lên men là chất bảo quản tự nhiên và cực kỳ an toàn.

Người tiểu đường uống yakult được không? 1
Yakul chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột

Người tiểu đường uống Yakult được không?

Sữa chua uống Yakult chứa khuẩn Lactobacillus casei Shirota giúp ngăn ngừa kháng Insulin của cơ thể do chế độ ăn uống - vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc phải.

Kháng insulin là tình trạng suy giảm tác dụng sinh học của insulin, làm cản trở việc hấp thu và chuyển hóa năng lượng ở người tiểu đường. Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ làm giảm độ nhạy của insulin gần bằng 27 lần, sau khi bổ sung khuẩn Lactobacillus casei Shirota giúp duy trì chỉ số Glycaemic (chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn), từ đó duy trì hoạt động của insulin.

Người tiểu đường uống yakult được không? 2
Bệnh nhân tiểu đường có thể cân nhắc khi uống Yakult

Ngoài tác động giảm kháng insulin, sữa chua uống Yakult còn đem lại nhiều tác dụng có lợi cho người bị bệnh tiểu đường:

  • Kiểm soát đường huyết tốt: Sữa chua là thực phẩm giàu protein và Carbs nhưng cũng là thực phẩm tiêu hóa chậm, rất khó để làm tăng đột ngột đường huyết. Cũng nhờ khả năng giảm kháng insulin, khi ăn sữa chua sẽ giúp đường huyết được ổn định tốt. 
  • Tăng cường đề kháng: Người tiểu đường uống Yakult được không? Với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, Yakult giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng, viêm loét,... 
  • Hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa: Người bệnh tiểu đường thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón, sữa chua uống Yakult chứa hàng tỷ lợi khuẩn giúp cải thiện bệnh đường ruột rất tốt.

Vậy người tiểu đường uống Yakult được không? Từ những lợi ích mà Yakult đem lại, người bệnh tiểu đường nên uống sữa chua như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, bởi vì hàm lượng đường của Yakult là 14,2g, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tùy thể trạng bạn sẽ có được lời khuyên tốt nhất, nên uống bao nhiêu là đủ. 

Những lưu ý khi sử dụng sữa chua uống Yakult 

Những lợi khuẩn chứa trong mỗi chai Yakult rất dễ bị chết và không mang lại lợi ích cho sức khỏe khi bạn sử dụng sai cách. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng sữa chua để có được hiệu quả cao nhất:

  • Không nên dùng Yakult chung với các thức ăn có chứa nhiều chất béo và muối, cụ thể là đồ hộp, thịt nguội, thịt hộp hay xúc xích,... Nguyên do là bởi loại sữa chua này sẽ sản sinh ra chất gây ung thư khi kết hợp với hoạt chất nitrit. Chúng sẽ sản sinh ra nitrosamines, khi tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều bệnh hơn nữa.
  • Không nên dùng Yakult đồng thời với thuốc kháng sinh, các lợi khuẩn rất dễ bị chất kháng sinh tiêu diệt.
  • Tuyệt đối không nên để sữa chua uống Yakult trong nhiệt độ cao, các lợi khuẩn sẽ chết trước khi đi vào làm nhiệm vụ ở đường ruột.
  • Bạn không nên dùng Yakult khi đang đói. Lợi khuẩn không sống được ở điều kiện có pH axit trong dạ dày, vì vậy chúng rất dễ bị tiêu diệt. Không những thế, vốn Yakult cũng có chứa sẵn tính axit, việc uống sữa chua khi đói rất dễ làm cho bụng bị cồn cào và rất khó chịu. 
Người tiểu đường uống yakult được không? 3
Dùng Yakult khi đói sẽ khiến bụng đói cồn cào

Ngoài những điều cần lưu ý trên, người bị bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng Yakult chung với các loại trái cây tươi phù hợp để bổ sung chất xơ, vitamin. Đó cũng là cách để tăng sức đề kháng và cải thiện tiêu hóa với người bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc dùng sữa chua, người bệnh có thể tham khảo thêm một số loại sữa hạt cho người tiểu đường

Trên đây là lời giải đáp về vấn đề “người tiểu đường uống Yakult được không?”. Sữa chua và Yakult và nói chung đều mang lại tác dụng rất tốt với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng sữa chua đúng cách và đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để duy trì đường huyết được ổn định, bên cạnh việc sử dụng sữa chua uống, tốt nhất bệnh nhân nên thực hiện chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin