Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Đau nhói giữa ức là biểu hiện thường gặp, khiến nhiều người lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này, bao gồm bệnh lý tim mạch, vấn đề đường tiêu hóa… Kết hợp dấu hiệu bệnh và kết quả cận lâm sàng giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân.
Đau nhói giữa ức thường xuất hiện với tính chất khác nhau, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc liên tục, âm ỉ, đồng thời kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Đây đều là những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau. Chuyên gia sẽ thực hiện thăm khám kỹ càng, khai thác thông tin triệu chứng, tiền sử bệnh lý và chỉ định xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh, đề xuất hướng điều trị phù hợp.
Đau ngực giữa là một triệu chứng đặc trưng cho nhiều vấn đề sức khỏe nhưng thường là dấu hiệu cho vấn đề về bệnh tim mạch. Người bệnh có thể mô tả cơn đau ngực giữa như một cảm giác nặng nề, ép chặt, như có vật đè nặng lên ngực.
Cùng với cảm giác đau, người bệnh có thể xuất hiện khó thở, đặc biệt trong khi hoạt động nặng vận động thể dục thể thao. Các triệu chứng khác như vã mồ hôi, choáng váng, buồn nôn thường là dấu hiệu bệnh lý cần xử trí.
Chính vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đau nhói giữa ức, người bệnh cần đến bác sĩ sớm để đảm bảo được điều trị, chăm sóc kịp thời. Bác sĩ thường cần chỉ định thêm các xét nghiệm như ECG, xét nghiệm máu, thăm dò hình ảnh như X-quang ngực thẳng, siêu âm tim sẽ giúp xác định nguyên nhân cụ thể cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch có cơn đau nhói giữa ức, các biện pháp như thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát căng thẳng cũng như khám sức khỏe định kỳ có thể giúp hỗ trợ quá trình điều trị, ngăn ngừa cơn đau ngực tái phát.
Cần nắm rõ cảnh báo về nguy cơ của cơn đau ngực giữa, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, thường xuyên hút thuốc lá để có sự chủ động trong việc phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống thường nhật.
Đau ngực giữa là một triệu chứng phổ biến, dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây đau nhói giữa ức, bao gồm cả các bệnh lý về tim mạch và những yếu tố khác, cụ thể:
Đau nhói giữa ức là một triệu chứng thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân cần quá trình đánh giá, kết hợp của yếu tố lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán từ các chuyên gia y tế.
Nguyên tắc quan trọng trong việc chẩn đoán đau ngực là sự kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hỗ trợ, điều này giúp bác sĩ đưa ra quyết định chính xác về nguyên nhân cơn đau nhói giữa ức, từ đó lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết về cơn đau, bao gồm cường độ, thời lượng, vị trí, yếu tố kích thích hoặc giảm nhẹ cơn đau. Đồng thời, bác sĩ cần khai thác, đánh giá về các yếu tố nguy cơ, tiền sử y tế cá nhân và gia đình cũng như thuốc đã sử dụng, va chạm, tai nạn gần đây nếu có.
Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra triệu chứng giống đau ngực. Chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng huyết áp, nhịp tim để đảm bảo sức khỏe tổng thể cũng như khám tình trạng da bên ngoài để xem xét dấu hiệu nổi mề đỏ, bầm tím hoặc biến đổi có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng quan trọng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau ngực, bao gồm:
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin tổng quan về triệu chứng đau nhói giữa ức. Mong bạn đọc đã có kiến thức bổ ích về tình trạng này bao gồm nguyên nhân cũng như phương pháp chẩn đoán bệnh kết hợp dấu hiệu lâm sàng và kết quả cận lâm sàng. Xác định chính xác nguyên nhân gây đau ngực cùng những triệu chứng bất thường khác sẽ giúp bác sĩ xây dựng phương án điều trị tối ưu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.