Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng ngủ dậy bị đau cổ kèm theo cảm giác nhức mỏi khó chịu, cử động khó khăn xảy ra khá phổ biến ở nhiều người. Liệu đó có phải là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp phải vấn đề? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc này.
Ngủ dậy bị đau cổ ngày nay không chỉ thường gặp ở những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng gặp phải tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân khiến một người sáng ngủ dậy bị đau cổ, tùy theo nguyên nhân mà bạn sớm có biện pháp khắc phục, chữa trị.
Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị đau cổ có thể là do ban đêm khi ngủ bị sai tư thế hoặc đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc phải các bệnh xương khớp liên quan đến thoái hóa cột sống ở cổ.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến ngủ dậy bị đau cổ thường gặp:
Đau cứng cơ cổ sau khi ngủ dậy gây khó chịu và trở ngại cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày
Các nguyên nhân khác:
Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên thì tình trạng ngủ dậy bị đau cổ còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Như đã đề cập bên trên, ngủ dậy bị đau cổ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đau do ngủ sai tư thế thì có thể tham khảo các cách giảm thiểu cơn đau nhức sau đây:
Trường hợp bạn làm việc quá sức kéo dài nhiều ngày gây đau nhức và cứng mỏi cổ thì cách đơn giản nhất để cải thiện triệu chứng này là cho vùng cổ được nghỉ ngơi. Bạn nằm xuống thư giãn trong 15 – 20 phút với chiếc gối kê đầu phù hợp để giúp máu lưu thông hiệu quả, đồng thời hạn chế tình trạng sai cơ khớp cổ.
Cho cổ được nghỉ ngơi kết hợp massage cổ sẽ gia tăng hiệu quả, vừa giúp giải tỏa căng thẳng vừa thuyên giảm cơn đau mỏi cổ.
Cách thực hiện như sau: Dùng bàn tay/ngón tay xoa bóp vùng cổ, vai, gáy theo chuyển động tròn. Lưu ý khi massage không kéo căng quá mức để tránh làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Rất nhiều người ngủ dậy bị đau cổ thường cho rằng mình bị cảm gió, cảm mạo rồi dùng các loại dầu nóng, thuốc rượu để xoa bóp hoặc cạo gió vùng cổ và vai gáy. Trên thực tế, những phương pháp này chỉ giúp làm giảm đau nhất thời nhưng lại có thể để lại biến chứng xuất huyết trong cơ bắp, gây nên hiện tượng tụ máu cũng như dễ khiến cơn đau quay lại với mức độ nặng hơn.
Nếu ngủ dậy bị đau cổ bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho cổ để cải thiện tình trạng bị đau, điển hình là các động tác nghiêng đầu sang bên trái hoặc bên phải sao cho tai chạm vào vùng vai; ngửa cổ nhìn lên trần nhà càng xa càng tốt, sau đó đưa cổ về vị trí ban đầu, tiếp tục gập cổ nhìn dưới sàn nhà...
Chỉ cần dành từ 3 - 5 phút cho những động tác này, bạn sẽ cảm nhận triệu chứng đau được giảm đi đáng kể.
Để xử lý tình trạng ngủ dậy bị đau cổ, bạn có thể dùng túi chườm đá hoặc túi gel lạnh đắp lên vùng cổ bị đau trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút. Liệu pháp chườm này sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm sưng ở cơ cổ.
Trường hợp biện pháp chườm lạnh không mang lại hiệu quả rõ rệt, bạn có thể đổi sang liệu pháp chườm nóng. Lưu ý khi dùng túi đệm nóng chườm lên vùng bị đau bạn chỉ thực hiện ở nhiệt độ vừa phải và chỉ trong tối đa 20 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng cách tắm nước ấm mỗi ngày cũng là cách để thư giãn và thả lỏng các cơ, khắc phục tình trạng ngủ dậy bị đau cổ.
Việc dùng thuốc chỉ nên áp dụng hạn chế nếu các biện pháp kể trên bạn không thể thực hiện hoặc bạn đã áp dụng mà không thuyên giảm. Các loại thuốc có thể sử dụng chẳng hạn như paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng cứng mỏi cổ sau khi ngủ dậy.
Tuy nhiên, lưu ý là bạn không lạm dụng hoặc thay đổi liều lượng khác với hướng dẫn để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận.
Nếu chỉ do ngủ sai tư thế thì tình trạng đau cứng cổ có thể tự khỏi sau vài ngày chăm sóc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên chủ động đến khám tại chuyên khoa Thần kinh cột sống, xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình, nếu thấy tình trạng đau mỏi tiếp tục kéo dài 3 – 4 ngày, kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Đặc biệt, những người làm công việc lao động tay chân (thường xuyên khuân vác đồ nặng ở vùng vai, cổ), nhân viên văn phòng sử dụng máy tính nhiều, người nghiện xem tivi hoặc dùng điện thoại di động càng cần kiểm tra và khám sức khỏe cột sống định kỳ để sớm phát hiện ra những vấn đề sức khỏe đang gặp phải và sớm có hướng điều trị.
Xem thêm: Nguyên nhân ngủ dậy bị đau lưng và các mẹo giảm đau hiệu quả
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.