Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị đau lưng có thể liên quan tới việc ngủ sai tư thế hoặc nệm, gối không phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo những nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh lý cột sống. Người bệnh cần đi khám sớm để được điều trị y tế, phòng ngừa xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân ngủ dậy bị đau lưng
Có người sáng ngủ dậy bị đau vùng thắt lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy không quá nguy hiểm nhưng những cơn đau sẽ gây trở ngại khi người bệnh thực hiện các sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi sáng ngủ dậy bị đau vùng thắt lưng.
Sáng ngủ dậy bị đau lưng khiến bạn bị ảnh hưởng trong sinh hoạt lẫn công việc. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn ngủ dậy bị đau lưng:
Ngủ sai tư thế
Ngủ dậy bị đau lưng thông thường có nguyên nhân là do ngủ sai tư thế gây ra. Việc bạn ngủ sai tư thế trong thời gian dài đã gây áp lực lớn lên cột sống, làm mất đường cong tự nhiên dẫn đến các cơn đau nhức lưng cùng một số bệnh lý về cột sống.
Đặc biệt, tư thế nằm sấp sẽ gây căng thẳng lên cột sống và tăng áp lực lên các khớp khiến tình trạng ngủ dậy bị đau lưng càng thêm nghiêm trọng. Một chiếc gối đầu phù hợp với khoảng cách giữa cổ và vai, đồng thời đặt thêm chiếc gối bên dưới đầu gối khi ngủ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Nệm kém chất lượng
Ngủ một đêm dài trên một chiếc nệm kém chất lượng, nệm cũ sẽ khiến bạn sáng ngủ dậy bị đau vùng thắt lưng do nệm có độ đàn hồi kém, quá cứng/quá mềm, gây tác động xấu lên lưng.
Nhiều người bị đau lưng thường xuyên cho biết tình trạng đau nhức, khó chịu ở lưng được giảm đáng kể sau khi thay một chiếc đệm mới theo lời khuyên của bác sĩ. Cột sống giảm hoặc không còn bị căng thẳng sẽ không còn đau nữa.
Nguyên nhân có thể liên quan tới việc ngủ sai tư thế hoặc nệm, gối không phù hợp. Hoạt động quá sức vào ngày hôm trước
Ngoài ngủ sai tư thế, ngủ trên nệm cũ/kém chất lượng thì nếu ngày hôm trước bạn làm việc quá sức (khuân vác nặng hoặc hoạt động thể thao mạnh) khiến cột sống chịu nhiều áp lực thì ngày hôm sau ngủ dậy bị đau lưng là điều hoàn toàn bình thường.
Để cải thiện tình trạng này, việc chú ý tư thế trước và sau khi hoạt động với cường độ cao là rất quan trọng. Ngoài ra, cần phải khởi động nhẹ nhàng, căng cơ đúng cách trước khi tập luyện sẽ hạn chế được nguy cơ bị đau nhức lưng và cứng cơ vào ngày hôm sau.
Mang thai
Thai phụ thường ngủ dậy bị đau lưng là do sự phát triển của thai nhi. Để giúp giảm đau cũng như cảm giác khó chịu, hãy dùng chiếc túi chườm ấm đặt lên lưng tại vị trí bị đau.
Bác sĩ cũng khuyến khích thai phụ nên chọn tư thế nằm nghiêng sang trái để làm giảm bớt áp lực lên cột sống, bên cạnh đó cũng tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Ngủ dậy bị đau lưng là bệnh gì?
Trên đây là những nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị đau lưng. Vậy tình trạng đau này có thể cảnh báo những bệnh lý nào của cơ thể?
Thoái hóa đĩa đệm
Khi thoái hóa đĩa đệm, người bệnh sẽ dễ gặp phải các cơn đau khó chịu vùng lưng. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, bào mòn sẽ kéo theo các chuyển động bất thường (lệch hướng) của khớp, cấu trúc dây chằng, bề mặt xương của đốt sống hoặc gây viêm nhiễm quanh xương…
Khi thoái hóa đĩa đệm, người bệnh sẽ dễ gặp phải các cơn đau khó chịu vùng lưng, nhất là vào buổi sáng ngủ dậy.
Đau cơ xơ hóa
Người bị chứng đau cơ xơ hóa sẽ bị đau, căng, co thắt cơ khắp cơ thể, trong đó có vùng lưng. Đau cơ xơ hóa không có cách chữa trị, người bệnh chỉ có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc giãn cơ, giảm đau để cải thiện cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp các liệu pháp massage, châm cứu, vật lý trị liệu để gia tăng hiệu quả thuyên giảm các cơn đau.
Chấn thương cột sống
Cột sống bao gồm nhiều đốt sống kết hợp lại với nhau, đảm nhận vai trò điểm tựa cho toàn bộ sức nặng cơ thể. Chính vì phải chịu tải trọng cao nên cột sống là bộ phận rất dễ bị tổn thương.
Một khi chấn thương cột sống, người bệnh sẽ gặp hạn chế trong vận động. Trường hợp một người bị tổn thương ở đốt sống không ảnh hưởng tới tủy sống bên trong thì sẽ gặp các cơn đau kéo dài tại khu vực tổn thương, đặc biệt sau khi ngủ dậy càng cảm thấy đau lưng.
Vẹo cột sống
Vẹo cột sống là hiện tượng phổ biến khi cột sống bị mất đường cong sinh lý tự nhiên (có thể bị uốn cong sang phải hoặc trái). Vẹo cột sống mức độ nhẹ ít gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên thường sẽ xuất hiện các cơn đau lưng vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Người bị vẹo cột sống mức độ nhẹ cần điều chỉnh, điều trị sớm bởi nếu không sẽ bị hạn chế tầm vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Người bị vẹo cột sống mức độ nhẹ cần điều chỉnh, điều trị sớm. Hẹp ống sống
Hẹp ống sống có liên quan đến thoái hóa cột sống, thường gặp ở đối tượng trung niên, người cao tuổi. Khi tủy sống bị chèn ép, rễ dây thần kinh bị bó nghẹt sẽ khiến bạn bị đau nhức vùng thắt lưng, sau đó có thể lan dần xuống chân.
Mẹo chữa đau lưng khi ngủ dậy
Chắc chắn, ngủ dậy bị đau lưng sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, muốn nhanh chóng tìm ra biện pháp giúp xử lý nhanh tình trạng này. vậy khi ngủ dậy bị đau lưng cần làm gì để cải thiện triệu chứng?
Dưới đây là những mẹo chữa đau lưng khi ngủ dậy bạn có thể tham khảo:
Giãn cơ
Nếu đang nằm trên giường, hãy thực hiện động tác vươn tay qua đầu hết mức có thể, đồng thời duỗi căng chân theo hướng ngược lại, sau đó đưa gối gần ngực và giữ căng lưng.
Khi ngồi dậy, bạn đặt chân xuống sàn ở tư thế hai chân giang rộng bằng vai rồi đứng lên, đưa tay qua đầu và kéo căng toàn bộ cơ thể.
Tập bài tập giảm đau lưng
Plank là bài tập giảm đau lưng hiệu quả. Plank
- Nằm sấp trong tư thế hướng mũi chân xuống.
- Chống hai tay rộng bằng vai tạo một góc 90°, sau đó nâng người lên khỏi sàn. Khi thực hiện động tác này bạn cần giữ vững thân, dùng ở hai tay và mũi bàn chân chịu toàn bộ lực.
- Lưng, mông và chân phải giữ thẳng, siết chặt cơ bụng, đầu nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn xuống sàn.
- Thở đều và giữ cố định trong khoảng 10 giây rồi từ từ hạ tay để cơ thể chạm mặt sàn.
- Sau khi quen dần, bạn có thể tăng thời gian thực hiện động tác lên 20-30 giây.
Tư thế rắn hổ mang
- Nằm sấp trên sàn, lòng bàn tay úp xuống dưới vai, khuỷu tay và cẳng tay gần với cơ thể.
- Từ từ dùng lực cánh tay để đẩy phần thân trên lên, đầu hướng về phía trước và giữ thẳng cổ.
- Duy trì tư thế trong 10 – 15 giây, sau đó hạ xuống.
Uốn cong đầu gối
- Ngồi xổm xuống như đang cố ngồi ở ghế, giữ đầu gối uốn cong một góc 90°, đảm bảo không vượt qua ngón chân.
- Thở ra khi uốn cong đầu gối và hít vào khi trở lại tư thế đứng.
- Thực hiện lại động tác tối đa 10 lần.
Tập thể dục hằng ngày
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ rất có ích trong việc kiểm soát tốt cân nặng, cải thiện tình trạng đau nhức cơ xương khớp.
Bên cạnh đó, thói quen tập thể dục còn giúp bạn có được giấc ngủ ngon. Bạn có thể chọn hình thức tập luyện là đi bộ để vừa giảm đau vừa cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Việc tập thể dục thường xuyên cải thiện tình trạng đau nhức cơ xương khớp. Giảm căng thẳng
Để cơ thể và tinh thần căng thẳng, stress quá mức sẽ dẫn đến triệu chứng đau lưng khi thức dậy.
Nên dành thời gian thư giãn như nghỉ ngơi, tập thể dục, thiền, massage… rất có ích cho việc làm giảm đau và dần khỏi hẳn.
Tắm nước ấm sau khi ngủ dậy
Nước ấm có tác dụng thúc đẩy tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng co cứng cơ, cũng như giúp làm dịu cơn đau. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hay tắm dưới vòi hoa sen đều giúp thư giãn xương khớp.
Thuốc không kê đơn
Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc luôn có thể kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi muốn sử dụng thuốc, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để có chỉ định hợp lý, hiệu quả nhất.
Sáng ngủ dậy bị đau vùng thắt lưng là tình trạng phổ biến và thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu bạn thực hiện các biện pháp chữa trị ngay từ khi cơn đau chỉ vừa xuất hiện. Hãy đến gặp bác sĩ khi thấy cơn đau ngày một nặng hơn khiến bạn gặp khó khăn trong công việc lẫn sinh hoạt. Bác sĩ sẽ thăm khám và có phương pháp chữa trị giúp bạn sớm cải thiện triệu chứng, đồng thời đưa ra lời khuyên để bạn có được sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị đau cổ và cách xử lý hiệu quả
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp