Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lưỡi là cơ quan có vai trò quan trọng giúp nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn. Hơn thế nữa, lưỡi còn giúp chúng ta phát âm, nói chuyện và giao tiếp hằng ngày. Khi lưỡi có đốm trắng bất thường, nó sẽ gây đau rát cho người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân lưỡi có đốm trắng qua bài viết dưới đây!
Lưỡi có đốm trắng thường không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe cũng như các bệnh về lưỡi, nhưng có thể làm bạn cảm thấy đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến các bữa ăn. Bạn đọc cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này, để biết cách cải thiện và chăm sóc răng miệng khoa học hơn.
Lưỡi là bộ phận nhỏ nằm trong khoang miệng, có vai trò giúp bạn cảm nhận được hương vị, nhiệt độ của thức ăn, hỗ trợ nhai nuốt và phát ra giọng nói. Bề mặt lưỡi không đều, được phủ bởi một lớp niêm mạc, có nhiều chỗ lồi lõm và rãnh nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp làm lưỡi có đốm trắng:
Khi nhai nuốt thức ăn, bạn có thể vô tình cắn phải lưỡi gây ra chấn thương cho cơ quan này. Đa số trường hợp sẽ không quá nghiêm trọng và lưỡi của bạn sẽ mau chóng lành lại sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp lực cắn mạnh và vết thương tương đối sâu, có thể gây viêm loét làm cho lưỡi có đốm trắng và cảm giác đau nhức.
Nếu tình trạng như trên thường xuyên lặp lại, bạn có thể đến gặp bác sĩ nha khoa để chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình.
Nấm men Candida gây ra bệnh nhiễm trùng trong khoang miệng, do sự phát triển quá mức của nó. Bệnh lý này rất dễ gặp ở những người thường xuyên bị khô miệng hoặc có thói quen hút thuốc lá. Nấm Candida gây ra các đốm nhỏ khoảng 1cm trên bề mặt lưỡi, làm lưỡi có đốm trắng.
Bệnh nấm Candida là căn bệnh cơ hội, dễ xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy giảm như người già, người suy dinh dưỡng, bệnh nhân HIV/AIDS, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Một số triệu chứng khác khi nhiễm nấm Candida miệng có thể kể đến như:
Lichen phẳng là bệnh lý viêm mãn tính ở miệng, xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào trong màng nhầy. Lưỡi có đốm trắng là dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này, bao gồm các mảng trắng giống như chất liệu ren.
Bệnh lý này xuất hiện chủ yếu ở đối tượng bị suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ trung niên. Một số nguyên nhân bệnh có thể do:
Nếu nghi ngờ mình mắc phải bệnh Lichen phẳng với biểu hiện lưỡi có đốm trắng, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện sinh thiết để kết luận chính xác tình trạng bệnh.
Virus HPV là nguyên nhân thường thấy gây ra các bệnh lý viêm nhiễm đường tình dục. Không chỉ vậy, virus này còn có thể ảnh hưởng đến miệng, lưỡi và cổ họng của người bệnh, làm xuất hiện các đốm trắng nổi trên bề mặt lưỡi.
Lưỡi bản đồ là tình trạng viêm nhiễm trong miệng, đặc trưng bởi biểu hiện lưỡi có đốm trắng hoặc đỏ hơi gồ lên, thay đổi hình dạng và vị trí sau vài giờ. Đây là căn bệnh không lây lan, không gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lưỡi bản đồ vẫn chưa được xác định rõ ràng, một vài đề xuất cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền.
Y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lưỡi bản đồ. Do đó, nếu bệnh lý này làm bạn đau đớn và khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ các phương pháp giảm đau.
Loét lạnh còn có tên gọi là mụn rộp, là những mụn nước chứa dịch do virus herpes simplex (HSV-1) gây ra. Loét lạnh thường xuất hiện trên môi, nhưng đôi khi thấy ở lưỡi làm lưỡi có đốm trắng. Tình trạng này rất dễ lây lan, đặc biệt khi bạn tiếp xúc gần với vết thương hoặc nước bọt của người bệnh.
Nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm nhất khi lưỡi xuất hiện các đốm trắng là bệnh ung thư. Hai căn bệnh ung thư nổi bật gây ra dấu hiệu này là bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy và bệnh bạch sản niêm. Do đó, khi lưỡi có biểu hiện bất thường thì việc kiểm tra sinh thiết để chẩn đoán sớm là rất cần thiết để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia y tế, phương pháp điều trị lưỡi có đốm trắng sẽ phụ thuộc và nguyên nhân gây ra tình trạng ngày. Tùy thuộc vào biểu hiện cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra một số cách điều trị như:
Nếu bạn chỉ xuất hiện triệu chứng lưỡi có đốm trắng, mà không đi kèm với dấu hiệu nguy hiểm nào khác, bạn có thể không cần đến việc thăm khám. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên 2 tuần mà không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:
Vậy là bạn đọc đã biết được một số nguyên nhân làm lưỡi có đốm trắng và cách điều trị. Dưới đây là một số lời khuyên sức khỏe, giúp phòng ngừa đốm trắng ở lưỡi xuất hiện:
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các nguyên nhân làm lưỡi có đốm trắng và cách phòng ngừa. Mặc dù lưỡi xuất hiện các đốm trắng không phải lúc nào cũng được xem là nghiêm trọng, nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng chú ý và cần được nhân viên y tế kiểm tra và chăm sóc. Bạn đọc đừng quên thường xuyên chăm sóc, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và duy trì nhịp sống lành mạnh nhé!
Xem thêm: Đau rát lưỡi kéo dài có nguy hiểm không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.