Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ba mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ 3 tháng tuổi hay lắc đầu khi ngủ, đặc biệt là tần suất lắc đầu càng ngày trở nên nhiều hơn. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu? Tình trạng này có nguy hiểm gì không và cách xử lý như thế nào?
Trong những năm đầu đời, trẻ sơ sinh đã hình thành các phản xạ tự nhiên và bắt đầu vận động cơ thể như mút tay, nhấc chân đi, cười và tập nói. Một vài trẻ sơ sinh được 1 tháng tuổi có thể tự quay đầu. Khi trẻ lớn hơn, các kỹ năng cũng sẽ tăng theo, các cơ xung quanh cổ cũng phát triển hỗ trợ động tác quay lắc đầu của trẻ. Đặc biệt khi trẻ 3 tháng tuổi, trẻ lắc đầu nhiều hơn khi ngủ. Vậy vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu là vấn đề mà rất nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay.
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu có thể là do:
Trẻ sơ sinh đang đang phát triển hệ cơ và muốn được khám phá nhiều hơn nên hầu hết trẻ đều có động tác lắc đầu như một hoạt động để kiểm soát cơ thể của mình.
Hiện tượng trẻ ngủ lắc đầu có thể là biểu hiện trẻ tự ru mình ngủ khi còn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhanh hơn. Vì vậy nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục thì mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Nguyên nhân có thể do các bệnh lý tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm lợi mà trẻ hay lắc đầu để cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng cũng lắc đầu khi ngủ.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy con có biểu hiện đang bị sốt, cúm, cảm lạnh hay đang gặp phải tình trạng sức khỏe nào đó liên quan đến nhiễm trùng và thấy con lắc đầu liên tục cả khi thức và ngủ thì nên đưa con đi khám để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời.
Trẻ có thể đang bị thiếu canxi nếu khi ngủ trẻ có hiện tượng lắc đầu liên tục kèm theo một số triệu chứng bất thường như đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, rụng tóc. Ba mẹ cần chú ý thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng cho con.
Trẻ ngủ hay lắc đầu không hẳn nguyên nhân là do liên quan các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên, nếu tần suất lắc đầu xảy ra liên tục và kèm theo một số hiện tượng bất thường như chóng mặt, nôn trớ, quấy khóc,....thì có thể là những dấu hiệu cơ bản cho thấy não bộ bị tổn thương, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Khi gặp trường hợp này, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Trẻ ngủ hay lắc đầu là hiện tượng bình thường hay do bệnh lý là những vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Nếu trẻ lắc đầu khi ngủ nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường, khỏe mạnh, trẻ ăn uống đầy đủ thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh đang phát triển bản thân, hay có hành động bắt chước và muốn gây sự chú ý với mọi người. Đây là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng.
Tuy nhiên, mẹ nên quan sát xem đi kèm với hiện tượng trẻ ngủ hay lắc đầu có biểu hiện bất thường nào không vì có thể là do những dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể gây ra. Trường hợp này mới đáng lo, ba mẹ cần đưa con đi khám ngay.
Ba mẹ cũng không nên chủ quan khi thấy con lắc đầu thường xuyên. Trước tiên nên hướng dẫn con không nên hành động như vậy nếu con đang chơi đùa. Trường hợp trẻ vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần động tác lắc đầu thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay.
Nếu bác sĩ chẩn đoán trẻ có chứng lắc đầu khi ngủ, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của trẻ và hướng dẫn các biện pháp điều trị để cải thiện các triệu.
Nếu tình trạng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng thì có thể áp dụng một số cách sau đây để xử lý tình trạng này:
Không chỉ quan tâm vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu, ba mẹ còn muốn giúp trẻ ngủ ngon hơn để hạn chế tình trạng này. Một số phương pháp sau đây có thể cải thiện tình trạng lắc đầu khi ngủ, giúp bé ngủ ngon:
Thay đổi vị trí ngủ: Mẹ có thể thử đổi vị trí ngủ của trẻ nếu trẻ nhỏ thường lắc đầu khi ngủ ở một nơi nhất định vì có thể giúp giảm tần suất lắc đầu khi ngủ.
Thư giãn trước khi đi ngủ: Trước khi trẻ đi ngủ, bạn có thể giúp trẻ thư giãn như kể chuyện, nghe nhạc, xoa bóp, massage, tắm bé bằng nước ấm. Những hoạt động này giúp bé giảm căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ tốt hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trẻ đang đói hoặc quá no cũng có thể gây ra hiện tượng lắc đầu khi ngủ. Mẹ luôn đảm bảo rằng trẻ ăn đủ no và không ăn quá nhiều vào buổi tối.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ: Bé ngủ ngon hơn khi nhiệt độ phòng ngủ ở mức ấm áp, không quá nóng hoặc quá lạnh.
Kiểm tra sức khỏe: Sau khi đã thực hiện các cách trên mà trẻ vẫn tiếp tục lắc đầu khi ngủ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và đưa ra phương pháp cải thiện.
Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ: Giúp trẻ thay đổi tư thế khi ngủ sẽ giúp trẻ không bị cố định một tư thế trong thời gian dài và tránh bị đau cổ hay nhức đầu.
Cho trẻ đồ chơi: Trẻ sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi có một vài đồ chơi ở gần giường ngủ.
Tóm lại, nếu mẹ thắc mắc vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu thì ba mẹ hãy yên tâm vì hiện tượng trẻ ngủ hay lắc đầu là bình thường, phổ biến tương tự như những hành động khác như bứt tóc, vung tay chân, trẻ tự xoa bụng,... Hãy theo dõi hành động của trẻ, nếu phát hiện biểu hiện gì bất thường thì đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.