Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sỏi thận thường gây đau quặn ở vùng hố thắt lưng gần thận cơn đau xuất hiện có thể từ nhẹ đến dữ dội tùy thuộc vào từng trường hợp, điều này khiến việc nhận biết và phân biệt khó khăn hơn. Ngoài ra, tùy vào vị trí của viên sỏi, người bệnh có thể cảm thấy đau ở các khu vực khác nhau. Cơn đau do sỏi thận cũng có thể bị nhầm lẫn với nhiều loại đau khác. Vậy làm thế nào để bạn có thể nhận biết cơn đau do sỏi thận?
Cơn đau sỏi thận xuất hiện khi sỏi khiến đường tiết niệu bị kích thích và gây ra tình trạng co thắt, bóp chặt, làm tắc đường tiết niệu. Việc này dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, không thể bài tiết nước tiểu ra ngoài, từ đó tăng áp lực trong vùng bể thận và gây ra các cơn đau.
Nhận biết cơn đau do sỏi thận đi kèm tình trạng đi tiểu ra máu. Sỏi thận có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, dẫn đến chảy máu khi đi tiểu. Bạn có thể nhận thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Nếu sỏi thận gây trầy xước mô, máu sẽ trộn lẫn với nước tiểu. Nếu thấy nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Nếu bạn bị sốt và ớn lạnh kèm theo các triệu chứng sỏi thận, có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Buồn nôn và nôn mửa do thận bị tắc nghẽn có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận, nó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm dạ dày co thắt, gây đau khó chịu
Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu bạn đang có sỏi thận hoặc thuộc nhóm đối tượng dễ bị sỏi thận. Nước tiểu đục do nhiều chất cặn bã lắng đọng hoặc viêm đường tiết niệu. Nếu viêm đường tiết niệu, nước tiểu sẽ đục kèm mùi hôi, còn lắng cặn thông thường thì nước tiểu sẽ không có mùi.
Sỏi niệu quản có thể gây ra vô niệu một phần hoặc hoàn toàn. Vô niệu một phần do sỏi gây tắc một bên thận. Trong trường hợp hiếm, sỏi khiến cả hai bên niệu quản co thắt, gây vô niệu hoàn toàn. Trong tình huống này, bạn cần đến cơ sở y tế ngay để tránh nguy cơ vỡ thận hoặc suy thận cấp.
Nhận biết cơn đau do sỏi thận thông qua dấu hiệu đau, rát khi đi tiểu, tiểu rắt. Khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo, nó có thể gây tắc đường dẫn tiểu, dẫn đến tiểu khó, buốt. Sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau và nóng rát khi đi tiểu. Lúc này, sỏi kích thích bàng quang làm xuất hiện các cơn đau sỏi thận.
Khi bị sỏi thận, có thể bạn sẽ cảm thấy phải đi tiểu nhiều lần. Viên sỏi nằm ở cuối niệu quản đầu bàng quang hoặc ở cổ bàng quang có thể làm bạn cảm thấy luôn cần phải đi tiểu, và mỗi lần chỉ đi tiểu một lượng nhỏ. Khi bạn thường xuyên đi tiểu nhiều lần, thậm chí đi tiểu giọt, đó có thể là dấu hiệu sỏi thận đang di chuyển qua niệu quản.
Sỏi thận khiến bàng quang bị kích thích, dẫn đến cảm giác tiểu tiện thường xuyên hơn. Nếu viên sỏi thận lớn, nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản do kích thích và gây rối loạn co thắt cơ trơn của bàng quang, khiến bạn cảm thấy buồn tiểu giả.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của sỏi thận là cơn đau dữ dội ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước và xuống dưới. Cơn đau quặn thận có thể xuất hiện rất đột ngột, sau một hoạt động gắng sức và thường có cường độ mạnh hơn. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được giảm đau, tuyệt đối không tự ý xử lý tại nhà.
Nhận biết cơn đau do sỏi thận cấp nhiều thông tin quan trọng giúp xác định chính xác bệnh. Điều này giúp bệnh nhân và các chuyên gia y tế có thể nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.