Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông qua các dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết, bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình phục hồi đang diễn ra như thế nào và đưa ra những quyết định điều trị phù hợp. Từ đó đảm bảo sự phục hồi được nhanh chóng hơn và an toàn hơn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ các dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết.
Hầu hết các phương pháp chữa bệnh sốt xuất huyết đều chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng, giúp đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết? Có những cách làm nào có thể hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi đã khỏi bệnh?
Tương tự như nhiễm siêu vi, hầu hết bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể tự phục hồi trong một khoảng thời gian nhất định nếu được chăm sóc đúng cách và kỹ lưỡng. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn đông máu, xuất huyết trong các cơ quan nội tạng, sốc huyết áp, xuất huyết ở các cơ quan sinh dục và tiết niệu, cũng như tổn thương nghiêm trọng đối với não, gan, tim và thận. Những trường hợp này đòi hỏi can thiệp y tế kịp thời để điều trị và giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng.
Để tăng khả năng tự phục hồi nhanh chóng và phục hồi sức khỏe ban đầu, việc chẩn đoán sớm và theo dõi chặt chẽ từ gia đình và nhân viên y tế là cần thiết. Điều này giúp hỗ trợ quá trình điều trị, giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chức năng cơ thể, giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn bệnh lý một cách nhanh chóng.
Thông thường, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 3 đến 14 ngày (sau khi bị muỗi Aedes đốt từ 4 đến 7 ngày), bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ chuyển sang giai đoạn phát bệnh với 3 giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày, được đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể và khớp, đau ở hai hốc mắt, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị,... Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có các nốt phát ban nhỏ dưới da và có thể xuất hiện các triệu chứng xuất huyết nhẹ như chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 4 ngày sau giai đoạn sốt. Trong giai đoạn này, triệu chứng sốt bắt đầu giảm dần, thậm chí có thể hết hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh nhân đã hồi phục mà thực tế đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến vào giai đoạn nguy hiểm.
Trong giai đoạn nguy hiểm, chỉ số tiểu cầu trong máu giảm xuống mức thấp, tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, các nốt phát ban dưới da xuất hiện nhiều hơn, lớn hơn và lan rộng khắp cơ thể như mặt trong đùi, cẳng chân, hai cánh tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng, mạn sườn,...
Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu lợi, tiểu ra máu,... Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng xuất huyết nguy hiểm như xuất huyết nội tạng (xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa,...), suy đa cơ quan, viêm não, viêm gan, viêm cơ tim,...
Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm. Trong giai đoạn này, các triệu chứng do sốt xuất huyết gây ra sẽ dần giảm đi, tình trạng sức khỏe sẽ ổn định hơn, cơ thể bắt đầu hồi phục, sốt hết, và cảm giác thèm ăn cũng như lợi tiểu trở lại bình thường,...
Tổng cộng, sốt xuất huyết có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày cho đến khi kết thúc giai đoạn phục hồi, khi cơ thể trở về trạng thái ban đầu.
Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Khả năng phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp điều trị được áp dụng trong giai đoạn sốt và nguy hiểm. Do đó, thời gian khỏi bệnh và phục hồi có thể khác nhau đối với mỗi cá nhân. Để xác định khi nào bệnh nhân đã hết sốt xuất huyết, chúng ta có thể quan sát những dấu hiệu sắp hết sốt xuất huyết:
Sốt là một trong hai triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết. Khi sốt dần giảm và biến mất hoàn toàn, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân sẽ trở lại trong khoảng từ 36,5 đến 37,5 độ C và không có dấu hiệu sốt trong ít nhất 24 giờ. Đồng thời, các triệu chứng như đau đầu, đau khớp, đau cơ, buồn nôn hay chảy máu cũng sẽ giảm dần hoặc ngừng hoàn toàn.
Sốt xuất huyết gây ra tình trạng mất nước và suy giảm lượng dịch trong cơ thể, do đó bệnh nhân thường ít đi tiểu hoặc lượng nước tiểu thải ra rất ít so với bình thường. Khi bệnh nhân cảm thấy muốn đi tiểu và tần suất đi tiểu tăng lên, điều này cho thấy cơ thể đã không còn bị mất nước, và đó là một dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi.
Sốt xuất huyết làm cho cơ thể mệt mỏi, giảm sự thèm ăn và thậm chí từ chối ăn uống, chỉ uống nước hoặc cháo loãng để duy trì. Do đó, nếu bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu thèm ăn, muốn ăn, ăn nhiều hơn và thấy thức ăn ngon hơn, điều này cho thấy bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi và sắp khỏi bệnh.
Các nốt xuất huyết dưới da thường xuất hiện trong giai đoạn sốt của bệnh và sẽ lan rộng, trở nên nhiều và dày đặc hơn trong giai đoạn nguy hiểm, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Tuy nhiên, khi bệnh nhân tiến vào giai đoạn phục hồi và khỏi bệnh, các mầm phát ban cũ sẽ dần mờ đi, bong vảy và biến mất, không còn xuất hiện mầm mới.
Trên mặt lâm sàng, bệnh nhân sốt xuất huyết được xem là khỏi bệnh khi cơ thể bắt đầu có những biểu hiện tích cực sau:
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để đánh giá liệu bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn hay chưa, không chỉ dựa vào các dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết kể trên mà còn cần dựa vào sự đánh giá chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là trong trường hợp có triệu chứng nặng hoặc biến chứng nguy hiểm. Có như vậy bác sĩ mới có thể đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp, nhằm giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và trở về trạng thái sức khỏe ban đầu.
Xem thêm: Cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.