Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Trương Đình Ti Thi
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.
Toan hóa ống thận (Renal Tubular Acidosis-RTA) là một hội chứng lâm sàng trong đó thận không thể loại bỏ đủ axit. Nhiễm toan ống thận có thể được chia thành các loại khác nhau mỗi loại có những đặc điểm riêng do cơ chế hình thành bệnh khác nhau. Chẩn đoán sớm bệnh lý này có thể giúp các bác sĩ ngăn ngừa các biến chứng do rối loạn chức năng thận. Bài viết sau cung cấp một vài thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng này.
Thận thực hiện nhiều chức năng quan trọng, một trong số đó là duy trì sự cân bằng hợp lý giữa axit và kiềm trong máu. Quá trình phân hủy thức ăn sẽ tạo ra các gốc axit (H+) và kiềm (HCO3-) lưu thông trong máu. Thận lọc các axit từ máu và loại bỏ chúng qua nước tiểu và phần lớn các chất kiềm được đưa đến phổi và thở ra dưới dạng carbon dioxide (CO2). Toan hóa ống thận xảy ra khi ống thận bị tổn thương không loại bỏ đủ axit hoặc loại bỏ quá nhiều chất kiềm trong máu. Toan hóa ống thận được chia thành 4 nhóm như sau:
Toan hóa ống thận mạn thường kèm theo tổn thương cấu trúc ống thận và có thể tiến triển đến bệnh thận mạn sau này.
Toan hóa ống thận thường không có triệu chứng cho đến khi có biến chứng nặng. Rối loạn điện giải nặng là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng cho người mắc phải. Một số triệu chứng Toan hóa ống thận phát sinh từ việc pH máu quá axit hay do nồng độ bazơ bất thường trong nước tiểu.
Toan hóa ống thận gây rối loạn cân bằng acid - bazơ trong cơ thể gây ảnh hưởng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, có thể gây rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.
Có một số biến chứng tiềm ẩn của toan hóa ống thận như bệnh còi xương ở trẻ, biến dạng xương hay xương dễ gãy ở người lớn. Toan hóa ống thận cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim như rối loạn nhịp tim, ngừng tim,… Một số người có thể mắc sỏi thận.
Bạn nên đến bác sĩ ngay để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị sớm nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường kể trên.
Thận giúp kiểm soát nồng độ axit trong cơ thể bằng cách loại bỏ axit ra khỏi máu và bài tiết chúng vào nước tiểu. Toan hóa ống thận có thể do di truyền hoặc mắc phải ảnh hưởng đến khả năng hấp thu HCO3 ở thận và khả năng bài tiết NH3 hoặc acid.
Toan hóa ống thận type 1 là do khiếm khuyết ở ống thận phần ống lượn xa khiến nồng độ axit tích tụ nhiều trong máu. Toan hóa ống thận type 1 được gây ra bởi nhiều tình trạng khác nhau bao gồm:
Toan hóa ống thận type 2 cũng có thể do ngộ độc chì, thiếu vitamin D,... Bệnh này cũng có thể xảy ra ở những người được điều trị bằng một số loại thuốc dùng trong hóa trị và điều trị HIV, viêm gan siêu vi như: Tenofovir, adefovir,cidofovir, didanosine, lamivudine, acetazolamide, cisplatin, ifosfamide,... hay ở các bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp, chứng đau nửa đầu và động kinh, hội chứng Fanconi, bệnh Wilson, rối loạn chuyển hóa glycogen type I, đa u tủy,....
Toan hóa ống thận type 4 có thể xảy ra khi nồng độ hormone aldosterone trong máu thấp hoặc khi thận không đáp ứng với hormone này. Một số loại thuốc cản trở nhiệm vụ di chuyển chất điện giải giữa máu và nước tiểu của thận gây ra bệnh lý này.
Một số trong số này như thuốc huyết áp như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), thuốc lợi tiểu dùng để điều trị suy tim sung huyết không làm giảm kali trong máu, thuốc ngăn ngừa đông máu, thuốc ức chế miễn dịch ngăn chặn sự đào thải của các cơ quan cấy ghép, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), kháng sinh dùng điều trị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu chảy,…
Một số bệnh lý gây ra tình trạng này như đái tháo đường, bệnh thận mô kẽ mạn tính, suy thượng thận, hội chứng giảm aldosteron do renin,...
Nguyên nhân chính bao gồm bệnh thận mạn tính, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, hoặc do nhiễm độc thuốc. Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) cũng có thể gây tổn thương chức năng thận, dẫn đến toan hóa ống thận cấp. Ngoài ra, nhiễm độc kim loại nặng hay ngộ độc thực phẩm cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn.
Nếu không được điều trị kịp thời, toan hóa ống thận cấp có thể dẫn đến suy thận, tăng kali máu nặng, rối loạn nhịp tim và các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe. Việc mất cân bằng axit-bazơ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác, gây nguy hiểm tính mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Chẩn đoán toan hóa ống thận cấp dựa vào xét nghiệm máu để kiểm tra độ pH và nồng độ bicarbonate trong máu, cùng với xét nghiệm nước tiểu để xác định mức độ axit mà thận thải ra. Trong một vài trường hợp, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu siêu âm hoặc sinh thiết thận nếu nghi ngờ tổn thương ống thận để tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh.
Một số biến chứng tiềm ẩn có thể gặp của toan hóa ống thận như bệnh còi xương ở trẻ, biến dạng xương hay xương dễ gãy ở người lớn. Toan hóa ống thận cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim như rối loạn nhịp tim, ngừng tim,… Một số người có thể mắc sỏi thận.
Tiến triển của toan hóa ống thận cấp được theo dõi qua các xét nghiệm máu định kỳ để đo pH, nồng độ bicarbonate, và các chỉ số điện giải. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân để điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp. Việc đánh giá chức năng thận qua các xét nghiệm hình ảnh và sinh thiết cũng có thể cần thiết để đảm bảo sự hồi phục của thận.
Hỏi đáp (0 bình luận)