Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khoảng 9% lao động trẻ tuổi phải nghỉ việc dưới 6 tháng vì các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có nguy hiểm không? Phòng tránh bệnh này thế nào?
Nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra ở các cơ quan thuộc hệ hô hấp trên, gồm: Mũi, họng, thanh quản và phần trên của khí quản. Khác với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, khi bị nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp trên thì tình trạng bệnh thường nhẹ, ít kéo dài và ít gây biến chứng nặng. Trong trường hợp triệu chứng bệnh xuất hiện bất ngờ, dồn dập thì đó là nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp. Nhiều người băn khoăn liệu nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có nguy hiểm không?
Trong quá trình hít thở bình thường, niêm mạc đường hô hấp trên là nơi tiếp nhận không khí trước tiên. Bộ phận này có chức năng làm ẩm, sưởi ấm, lọc sạch một phần không khí trước khi đưa vào khí quản. Để làm được điều này, niêm mạc các cơ quan hô hấp trên cần có các lông nhỏ hoặc dịch nhầy.
Lớp dịch nhầy kết dính các phân tử bụi, vi khuẩn và virus từ không khí khi hít vào, nhằm ngăn chúng xâm nhập và gây hại cho các cơ quan hô hấp dưới. Lông mao trên bề mặt niêm mạc cũng có tác dụng tương tự, là nơi giữ lại bụi bẩn và vi sinh vật gây bệnh.
Tuy vậy, cũng vì bám giữ virus, vi khuẩn và bụi bẩn mà niêm mạc cơ quan hô hấp trên dễ bị tấn công dẫn đến viêm nhiễm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến hơn so với nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Tác nhân dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm: Virus, vi khuẩn, các yếu tố môi trường, thời tiết,... Các bệnh lý thường gặp khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp gồm: Viêm xoang, viêm thanh quản, cúm, viêm amidan,…
Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có nguy hiểm không là mối bận tâm của nhiều người vì loại bệnh này xảy ra khá phổ biến. Đa số các trường hợp mắc bệnh thường không quá nghiêm trọng và ít gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh kéo dài, dễ tái phát nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Thời gian mắc bệnh có thể từ vài ngày đến vài tuần tùy theo tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng điều trị. Trong trường hợp không điều trị tốt, bệnh này có thể gây ra các biến chứng như: Viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản,…
Ở giai đoạn chuyển mùa, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có thể lan rộng thành dịch. Nguyên nhân là bởi yếu tố thời tiết thay đổi thất thường tạo thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Số lượng người mắc bệnh lớn lúc này cũng tạo áp lực lên hệ thống y tế, khi đó người bệnh khó tiếp cận được với dịch vụ y tế từ sớm để điều trị bệnh triệt để.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp với nguyên nhân do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn thường dẫn đến triệu chứng nặng, kéo dài và tình trạng bệnh nguy hiểm hơn so với nguyên nhân do virus. Tùy triệu chứng mà người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nước nhiều, điều trị tích cực bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho, hạ sốt,…
Với người khỏe mạnh, bệnh lý này thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối tượng trẻ nhỏ, người già hay người miễn dịch yếu cần được lưu ý vì nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có thể nguy hiểm hơn nhiều lần. Không ít trường hợp tử vong hàng năm do nhiễm trùng gặp biến chứng.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc bệnh có bị biến chứng hay không. Khi nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp phát triển và làm cho tình trạng nhiễm trùng lan xuống các cơ quan thuộc hệ hô hấp dưới, người bệnh có thể gặp những biến chứng như:
Nhiễm trùng lan rộng ở nhiều thùy phổi, khiến hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này rất cao, có thể lên đến 60%, đặc biệt là khi không điều trị từ đầu, uống kháng sinh không đủ liều và đã bị biến chứng áp xe phổi.
Không chỉ tấn công vào phổi - cơ quan cuối của hệ hô hấp, tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang máu, gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác và xuất hiện các ổ áp xe trên cơ thể.
Cơ thể còn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng lan rộng như: Suy đa phủ tạng, tràn dịch màng tim, sốc do nhiễm trùng huyết, viêm mủ màng phổi,… Các biến chứng này đều gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Phế cầu khuẩn - yếu tố gây nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp hoàn toàn có thể tấn công vào hệ tim mạch. Lúc này, tim mạch có thể bị biến chứng như: Rối loạn nhịp tim, suy tim do sốc hoặc do viêm nội tâm mạc cấp,…
Biến chứng liên quan đến tiêu hóa thường gặp ở trẻ em mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp do vi khuẩn. Các biến chứng phổ biến nhất là: Tiêu chảy, vàng da và vàng mắt do suy gan…
Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có thể dẫn đến tình trạng mê sảng, vật vã, lú lẫn sau khi sốt cao. Đây là những ảnh hưởng có thể gặp đối với hệ thần kinh khi bị biến chứng.
Ngoài những loại biến chứng quen thuộc, một số biến chứng ít gặp khác có thể gặp là: Viêm khớp, viêm màng não, viêm tai xương chũm,…
Khi đã hiểu được nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có nguy hiểm không, bạn cũng nên tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh. Dù đây là bệnh thường gặp nhưng mỗi người hoàn toàn có thể dự phòng nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp bằng cách hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây bệnh.
Chuyên gia đã gợi ý một số biện pháp nên thực hiện để bảo vệ hệ hô hấp của bạn, tránh nhiễm trùng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác:
Nếu nghiêm túc tuân thủ những biện pháp trên đây, mọi người sẽ có thể phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp ngay kể khi ở thời điểm dịch bùng phát nhiều trong năm. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã tự tìm cho mình đáp án về việc nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp có nguy hiểm không. Việc hiểu các biến chứng của bệnh và cách phòng tránh cũng rất có lợi cho bạn và gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.