Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không? Cách giảm nguy cơ biến chứng khi nhiễm RSV

Thanh Hương

21/03/2025
Kích thước chữ

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không? Dù có thể gây triệu chứng nhẹ ở người bệnh, virus RSV vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ mức độ nguy hiểm của RSV và cách phòng tránh hiệu quả.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp, có thể lây lan nhanh qua giọt bắn và tiếp xúc trực tiếp. Ở nhiều người khỏe mạnh, RSV chỉ gây triệu chứng nhẹ giống cảm lạnh. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch, virus này có thể gây triệu chứng nặng hơn, thậm chí dẫn đến biến chứng. RSV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở trẻ dưới 2 tuổi và có thể nguy hiểm với người lớn có bệnh nền. Nếu vẫn băn khoăn nhiễm virus RSV có nguy hiểm không, đây chính là bài viết dành cho bạn.

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không?

Ở người khỏe mạnh, RSV có thể gây sốt nhẹ, ho, nghẹt mũi, đau họng và tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có bệnh nền, virus này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến những biến chứng thường gặp nhất khi nhiễm virus RSV mà không được điều trị kịp thời như:

  • Viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng: RSV thường xâm nhập qua đường mũi, gây viêm niêm mạc và tiết dịch đặc quánh, dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Khi virus lan xuống đường hô hấp dưới, nó có thể gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi do RSV.
  • Suy hô hấp cấp: Trong các trường hợp nghiêm trọng, viêm phổi do RSV có thể làm giảm khả năng cung cấp oxy cho cơ thể, dẫn đến suy hô hấp. Người bệnh có thể cần hỗ trợ thở oxy hoặc thở máy.
  • Nhiễm trùng huyết: Mặc dù hiếm, RSV có thể lan vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân và suy đa tạng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Kích hoạt đợt cấp ở bệnh nhân COPD, hen suyễn: RSV có thể làm trầm trọng thêm các bệnh hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen suyễn. Điều này sẽ khiến bệnh nhân khó thở đột ngột và cần can thiệp y tế.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc các bệnh mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh RSV nghiêm trọng, dẫn đến tăng nguy cơ tử vong.
Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không? Cách giảm nguy cơ biến chứng khi nhiễm RSV 1
Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không là thông tin nhiều người muốn biết

Ai có nguy cơ gặp biến chứng nặng khi nhiễm RSV?

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus RSV như:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng khi tiếp xúc với RSV. Theo thống kê, RSV là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ em dưới 1 tuổi. RSV gây ra khoảng 100 - 300 ca tử vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Hoa Kỳ.

Người cao tuổi trên 65 tuổi

Hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác làm tăng nguy cơ nhiễm RSV nghiêm trọng ở người cao tuổi. RSV có thể gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản và làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính như suy tim sung huyết, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), RSV gây ra khoảng 100.000 - 150.000 ca nhập viện mỗi năm ở người lớn từ 60 tuổi trở lên.

Người có bệnh nền hô hấp, bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố bệnh nền. Những người mắc hen suyễn, COPD, bệnh tim mạch hoặc suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng khi nhiễm RSV. Virus có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý nền, dẫn đến suy hô hấp hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nhiễm RSV có nguy cơ cao gặp biến chứng hô hấp như viêm phổi, suy hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. RSV cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc biến chứng thai kỳ. Tiêm phòng và bảo vệ hệ miễn dịch giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không? Cách giảm nguy cơ biến chứng khi nhiễm RSV 2
Một số đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm khi nhiễm RSV khá cao

Cách giảm nguy cơ biến chứng nếu không may nhiễm RSV

Để hạn chế bệnh diễn tiến nặng, giảm nguy cơ biến chứng khi nhiễm RSV, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau:

Theo dõi triệu chứng và điều trị kịp thời

Người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu nhiễm RSV. Khi phát hiện triệu chứng nặng, cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Một số triệu chứng nặng ở người nhiễm RSV cần được lưu ý như:

  • Sốt cao trên 39°C kéo dài hơn 3 ngày;
  • Khó thở, thở nhanh, thở gấp hoặc đau tức ngực;
  • Ho nhiều, đờm đặc màu xanh hoặc vàng, có thể kèm máu;
  • Da tím tái, môi và đầu ngón tay xanh do thiếu oxy;

Hỗ trợ đường hô hấp

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không phần nào phụ thuộc vào cách hỗ trợ hô hấp cho người bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi và hút dịch mũi để giữ cho đường thở thông thoáng. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong không gian sống giúp giảm khô mũi họng, từ đó hỗ trợ hô hấp tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiếp xúc với khói thuốc và bụi bẩn, nấm mốc.

Duy trì đủ nước và dinh dưỡng

Người bệnh nên uống nhiều nước để giữ ẩm cho đường hô hấp, giúp làm loãng đờm và dễ tống xuất dịch nhầy ra ngoài. Chế độ ăn uống cần được bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin C, D và kẽm để tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Infectious Diseases đã cho thấy, vitamin D3 có thể bảo vệ biểu mô đường hô hấp trong các trường hợp nhiễm RSV.

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không? Cách giảm nguy cơ biến chứng khi nhiễm RSV 3
Càng phát hiện và điều trị muộn, nguy cơ biến chứng khi nhiễm RSV càng cao

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Việc dùng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn. Khi sốt cao hoặc đau nhức, người bệnh có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Bệnh nhân có tiền sử hen suyễn hoặc COPD, thuốc giãn phế quản có thể được chỉ định để hỗ trợ hô hấp. Nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh cần nhập viện để được hỗ trợ oxy hoặc điều trị bằng thuốc kháng virus thử nghiệm.

Tiêm vắc xin RSV cho nhóm nguy cơ cao

Ngoài ra, theo CDC (2023), tiêm vắc xin RSV có thể giảm nguy cơ mắc bệnh RSV nghiêm trọng lên đến 85%. Hiện nay, đã có một số loại vắc xin RSV như:

  • Vắc xin Arexvy (GSK - 1 mũi duy nhất) dành cho người trên 60 tuổi, giúp giảm 82,6% nguy cơ nhập viện do RSV.
  • Vắc xin Abrysvo (1 mũi duy nhất) dành cho người trưởng thành từ 60 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai từ 32 đến 36 tuần, bảo vệ trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời.
  • Vắc xin Beyfortus (Nirsevimab - 1 mũi duy nhất) dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Đối với trẻ sinh non hoặc có bệnh phổi bẩm sinh, kháng thể đơn dòng Palivizumab có thể được sử dụng để giảm nguy cơ biến chứng.
Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không? Cách giảm nguy cơ biến chứng khi nhiễm RSV 4
Tiêm vắc xin RSV là cách hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm

Nhiễm virus RSV có nguy hiểm không tùy thuộc từng đối tượng. Virus RSV có thể rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có bệnh nền. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cá nhân và hạn chế sự lây lan của RSV trong cộng đồng, mỗi chúng ta nên chủ động áp dụng các phương pháp phòng ngừa RSV.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin