Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị nhiệt miệng ở môi là tình trạng nhiều người gặp phải. Có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng này. Lúc nổi nhiệt ở miệng thường gây cảm giác đau nhức, rất khó khăn trong ăn uống. Bài viết sẽ chia sẻ cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất.
Nhiệt miệng ở môi là tình trạng hay gặp phải ở cả trẻ em lẫn người lớn. Đặc biệt khi thời tiết vào hè thì hiện tượng này lại càng phổ biến hơn. Khi bị nhiệt miệng, đa phần người mắc sẽ cảm thấy đau và nhức khi ăn hay nuốt thực phẩm. Dưới đây là một số cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này để nhiệt miệng không tái phát trên cơ thể.
Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trên miệng như môi, trong má và nhiệt miệng ở nướu. Vết nhiệt miệng thường có màu trắng hoặc màu vàng với viền xung quanh màu đỏ và chúng có dạng hình tròn hoặc oval.
Nhiệt miệng ở môi không lây lan nhưng chúng gây khó chịu cho người mắc. Khi ăn hoặc nuốt nước bọt có đụng chạm đến vết nhiệt miệng thì ngay lập tức người mắc có cảm giác đau nhói. Trường hợp nặng thì nhiệt miệng có thể gây sốt cấp tính, sốt nổi hạch. Bệnh này thường tự khỏi mà không cần phải điều trị.
Nguyên nhân nào gây ra nhiệt miệng? Dưới đây là một số lý do mà bạn có thể gặp phải:
Như đã đề cập ở trên thì nhiệt miệng là bệnh không nguy hiểm, chúng có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu nhiệt miệng cứ xuất hiện theo chu kỳ thì bạn buộc phải có cách điều trị tức thì để hạn chế cảm giác đau nhói vùng miệng:
Trong giấm táo có chứa acetic acid có tác dụng diệt khuẩn cũng như cung cấp kháng sinh tự nhiên cho vùng miệng. Hãy pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 và dùng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày. Nên sử dụng giấm táo chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sử dụng nước súc miệng là cách trị nhiệt miệng khá hiệu quả. Bạn có thể tự mình pha chế nước súc miệng theo công thức sau: Hoà tan một lượng muối khoảng 5g vào 250ml nước ấm. Sau đó hãy súc miệng bằng dung dịch trên trong 30 giây, có thể súc nhiều lần trong một ngày để tăng hiệu quả trị nhiệt miệng.
Baking soda sẽ giúp cân bằng độ pH và hỗ trợ làm lành nhiệt miệng ở môi nhanh chóng hơn. Cũng tương tự như cách pha nước muối để súc miệng, bạn chỉ cần cho 250ml nước cùng 5g baking soda và hoà tan chúng để súc miệng là được.
Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà chúng còn giàu men vi sinh sống giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Vậy nên nếu bạn đang bị nhiệt miệng thì hãy ăn sữa chua mỗi ngày để vết loét nhanh lành hơn.
Ngoài những cách điều trị nhiệt miệng ở môi trên, bạn cũng cần phải duy trì một số thói quen tốt để đảm bảo không tái phát nhiệt miệng:
Bị nhiệt miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì? Những người bị nhiệt miệng ở môi cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm sau sẽ tốt cho người bị nhiệt:
Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ rất khó nhai và nuốt. Tuy nhiên vẫn phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vậy nên hãy chế biến thực phẩm thật mềm, nên ưu tiên ăn canh ít gia vị hay ăn cháo, súp.
Như đã đề cập ở trên thì trong quá trình bị nhiệt miệng ở môi nên tích cực sử dụng sữa chua để làm giảm đau vùng miệng và có khả năng kiềm chế được các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Cách ăn sữa chua tốt nhất là ăn vào các bữa phụ và bảo quản chúng ở ngăn mát tủ lạnh trước khi sử dụng.
Nước rau má có tác dụng giải nhiệt, thải độc rất tốt cho cơ thể cũng như làm dịu vết thương do nhiệt miệng. Hoạt chất Triterpenoids trong rau má giúp đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết thương, ngăn ngừa nhiệt miệng ở môi tái phát. Nước rau má có thể uống thường xuyên, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng thì đây là thức uống giúp thanh nhiệt cực tốt cho sức khỏe.
Trong trà xanh hay trà đen đều có chứa chất chống oxy hóa, chúng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ phục hồi các tổn thương. Chưa kể khi uống trà xanh hoặc trà đen còn cung cấp chất tanin giúp giảm đau, giảm sưng viêm do nhiệt miệng hiệu quả. Việc uống trà xanh hay trà đen mỗi ngày còn giúp cơ thể ngăn ngừa lão hoá.
Nếu cơ thể thiếu Vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm thì các vết viêm loét trên cơ thể sẽ lâu lành hơn. Vậy nên những ai đang bị nhiệt miệng nên bổ sung các thực phẩm này vào. Cũng nên tăng cường ăn trái cây tươi để cấp nước cho cơ thể, giúp giải nhiệt hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ về nhiệt miệng ở môi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về tình trạng bệnh này và có cho mình cách điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị nhiệt miệng như thuốc Oracortia, giúp giảm đau nhanh chóng.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.