Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Những ai không nên ăn khoai sọ và những lưu ý khi ăn

Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ

Khoai sọ là một trong những loại củ được nhiều người yêu thích bởi hương vị dẻo ngon tự nhiên và giàu dưỡng chất. Tuy nhiên thực phẩm này lại không tốt với một số trường hợp. Vậy những ai không nên ăn khoai sọ?

Khoai sọ không chỉ gây ấn tượng bởi vị béo bùi thơm ngon mà còn có rất nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe. Vậy những ai không nên ăn khoai sọ hoặc cần hạn chế thực phẩm này? Câu trả lời cùng một số thông tin về thực phẩm này sẽ có ngay trong bài viết sau.

Khoai sọ có chất dinh dưỡng không?

Trước khi tìm hiểu những ai không nên ăn khoai sọ, bạn cũng cần nắm rõ giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm này. Khoai sọ là một giống khoai thuộc họ cây ráy với nguồn gốc ban đầu từ các nước Đông Nam Á, trong đó, Ấn Độ và Việt Nam là một trong những nước sử dụng thực phẩm này nhiều nhất. Có rất nhiều giống khoai sọ khác nhau, điển hình như khoai sọ trắng, khoai sọ núi,… Mỗi loại lại có hương vị khác nhau nhưng nhìn chung đều ngon, dễ ăn và có vị bùi béo đặc trưng.

Những ai không nên ăn khoai sọ và những lưu ý khi ăn 1
Khoai sọ là thực phẩm bổ dưỡng và có hương vị thơm ngon

Với mỗi 100g khoai sọ, cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 115 calo. Ngoài ra khoai sọ còn có chứa rất nhiều chất khác như chất xơ, protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, magie, kali, natri, vitamin C, vitamin E,… đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Ăn khoai sọ có tốt cho sức khỏe không?

Là một trong những loại củ giàu dinh dưỡng hàng đầu, khoai sọ đem đến nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, nổi bật nhất là:

  • Tốt cho tim mạch: Trong thành phần dinh dưỡng của khoai sọ có hàm lượng kali khá ấn tượng, có công dụng hỗ trợ thúc đẩy tế bào và chất dịch trong cơ thể ổn định và khỏe mạnh. Sử dụng thực phẩm giàu kali sẽ giúp bạn ngừa bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch,…
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Nói đến tác dụng của khoai sọ thì nhất định không thể bỏ qua khả năng cải thiện táo bón, đầy hơi, ợ chua,… của thực phẩm này. Nhờ thành phần chất xơ dồi dào, khoai sọ giúp tiêu hóa trơn tru hơn, đề phòng bệnh trĩ do táo bón lâu ngày, hạn chế cholesterol tăng, giảm tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn,…
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt khi đứng dậy,…, hãy thêm khoai sọ vào bữa ăn nhé. Thành phần sắt có trong loại củ này sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, từ đó ngừa bệnh thiếu máu và tăng cường tuần hoàn.
  • Chống lão hóa: Đây là công dụng của khoai sọ nhận được rất nhiều sự quan tâm, bên cạnh thắc mắc những ai không nên ăn khoai sọ. Khả năng chống lão hóa của khoai sọ đến từ thành phần dinh dưỡng giàu vitamin E và A cùng nhiều loại chất chống oxy hóa tự nhiên khác, nuôi dưỡng làn da tươi trẻ, sáng đẹp từ bên trong.
  • Hỗ trợ giảm cân: Bạn không nghe lầm đâu, mặc dù thành phần tinh bột trong khoai sọ khá cao nhưng 100g khoai sọ chỉ có 115 calo, lượng calo tương đối thấp nên rất thích hợp với người đang thực hiện chế độ giảm cân. Đồng thời khoai sọ còn tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
Những ai không nên ăn khoai sọ và những lưu ý khi ăn 2
Khoai sọ chứa nhiều chất xơ giúp no lâu và giảm cân hiệu quả

Những ai không nên ăn khoai sọ? Cần lưu ý gì khi dùng thực phẩm này?

Mặc dù là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi nhưng nếu dùng sai đối tượng hoặc sai cách, khoai sọ vẫn có thể gây hại đến sức khỏe của bạn.

Những ai không nên ăn khoai sọ?

Lạm dụng hoặc dùng sai bất kỳ thực phẩm nào đều tăng nguy cơ tổn hại sức khỏe, khoai sọ cũng không ngoại lệ. Trả lời về vấn đề những ai không nên ăn khoai sọ, các chuyên gia cho biết, những người không nên ăn loại củ này gồm:

  • Người bị đờm được khuyến cáo không nên dùng khoai sọ trong bữa ăn vì có thể làm tăng lượng đờm, khiến bệnh nặng và cần nhiều thời gian để chữa trị, phục hồi hơn.
  • Bệnh nhân bị dị ứng, nổi mề đay, hen suyễn, chàm hoặc viêm mũi dị ứng cũng không nên ăn khoai sọ sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng bệnh và bệnh ngày một nặng hơn.
  • Nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên cho trẻ em ăn khoai sọ vì giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị khó tiêu, đầy hơi,… nếu dùng khoai sọ.
  • Người mắc bệnh gút cũng không nên ăn khoai sọ vì thực phẩm này có hàm lượng nhất định chất calci oxalat khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Những ai không nên ăn khoai sọ và những lưu ý khi ăn 3
Những ai không nên ăn khoai sọ? Bệnh nhân bị gút cần hạn chế các món ăn từ khoai sọ

Lưu ý khi sử dụng khoai sọ

Bên cạnh việc quan tâm những ai không nên ăn khoai sọ, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi dùng thực phẩm này.

  • Khi sơ chế khoai sọ bạn nên cắt và vứt bỏ những phần đã bị hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, mọc mầm để tránh nguy cơ bị ngộ độc khi ăn.
  • Không nên gọt vỏ khoai sọ quá dày vì sẽ làm mất đi phần lớn protein có trong thực phẩm này.
  • Trong khoai sọ có chứa chất gây ngứa nên khi gọt vỏ, sơ chế khoai sọ bạn nên sử dụng bao tay chuyên dụng.
  • Khi sơ chế và chế biến khoai sọ, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín mềm để giảm phần nào calci oxalat có trong loại củ này.

Khoai sọ nấu món gì ngon và bổ?

Nếu bạn thích ăn khoai sọ nhưng đã chán với các cách chế biến cũ thì hãy thử làm ngay những món ngon, bổ dưỡng từ khoai sọ mà Nhà thuốc Long Châu gợi ý dưới đây:

Cháo khoai sọ: Nghe khá lạ tai nhưng món cháo này lại rất ngon và bổ đấy. Bạn có thể kết hợp thêm tôm, thịt bò, xương heo,… để món cháo thêm ngon và tốt cho sức khỏe nhé.

Chè khoai sọ: Vị béo bùi tự nhiên của khoai sọ rất hợp để chế biến món chè đấy. Cách nấu chè khoai sọ khá đa dạng và có nhiều biến thể khác nhau, bạn hãy tìm hiểu và chọn ra công thức mình ưng ý nhất.

Canh khoai sọ hầm xương: Xương heo rất giàu canxi, khoáng chất và protein nên đem hầm với khoai sọ tạo nên món ăn bổ dưỡng, đầy đủ dưỡng chất cơ thể cần. Đầu tiên bạn cần rửa sạch xương heo, hầm mềm rồi thêm khoai sọ và nêm nếm lại gia vị, nấu trên lửa vừa đến khi khoai chín mềm là được.

Những ai không nên ăn khoai sọ và những lưu ý khi ăn 4
Canh khoai sọ có vị bùi béo thơm ngon rất hấp dẫn

Tóm lại, câu hỏi những ai không nên ăn khoai sọ đã được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết trên đây, hy vọng đã giúp ích cho bạn. Sau khi ăn khoai sọ, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu lạ như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,… bạn nên dừng ngay và đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin