Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mít là loại quả không chỉ thơm ngon mà hàm lượng dưỡng chất trong mít còn có thể mang lại tác dụng hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên có một số người lại không thích hợp để ăn mít. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ai không nên ăn mít.
Nhiều chuyên gia về sức khỏe vẫn khuyến cáo một số người bệnh không nên ăn mít bởi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh. Vậy những ai không nên ăn mít? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để xem mình có thuộc một trong số trường hợp dưới đây không bạn nhé!
Mít là loài trái cây của vùng khí hậu nhiệt đới, được trồng rất nhiều nơi ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Có hai loại mít được biết đến nhiều nhất là mít mật và mít dai. Tùy vào mỗi loại mít sẽ có sự thay đổi về lượng trong thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, mức chênh lệch này không quá lớn. Theo ước tính, một múi mít có khoảng 157 calo, 2 gam chất béo, 38 gram Carb, 3 gam chất đạm, 40 miligam canxi…
Ngoài ra mít còn chứa nhiều hàm lượng các vitamin khá dồi dào. Theo các nghiên cứu, mít có thể chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn một số loại trái cây như táo, mơ, chuối và bơ. Ví dụ, mít rất giàu vitamin C và là một trong số ít các loại trái cây có nhiều vitamin B. Mít cũng chứa folate, niacin, riboflavin, kali và magie.
Ngoài ra, thành phần carotenoid chính là các sắc tố cho mít khi chín có màu vàng, rất giàu vitamin A. Giống như tất cả các chất chống oxy hóa, carotenoid bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và giúp cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh. Không những vậy, mít còn được chứng minh là rất có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh như ung thư và bệnh tim, các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Ngoài ra, các bộ phận khác như lá mít, hạt mít đều được sử dụng với nhiều công dụng. Ví dụ như có thể chữa trị tắc tia sữa bằng lá mít cho sản phụ sau sinh và chữa lành các vết thương hở. Bên cạnh đó, lợi ích từ hạt mít đối với sức khỏe con người cũng được chứng minh là không thua kém các loại lương thực khác. Ước tính trong 100g hạt mít khô có 70% tinh bột, 5,2g protein, 0,62g lipid… Vì thế nhiều người vẫn thường luộc, hấp cơm hoặc nướng hạt mít để ăn. Với nhiều giá trị dinh dưỡng, đây được xem là loại quả mà bạn không nên bỏ qua.
Mít rất giàu dưỡng chất nhưng liệu có phải ai cũng có thể ăn được? Theo các chuyên gia sức khỏe có những trường hợp không nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn vì sẽ gây ra những tác dụng ngược. Vậy những ai không nên ăn mít?
Mít là loại quả chứa nhiều đường và không tốt cho gan, vì thế lời khuyên cho những người bị gan nhiễm mỡ là nên hạn chế tối đa việc ăn mít để tránh gặp phải những tình huống không mong muốn.
Người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo cần phải ăn uống theo một chế độ kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructose và đường glucose, cơ thể rất dễ hấp thu, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Bởi khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nghiêm trọng hơn khi ăn quá nhiều sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến ngừng tim mà không có dấu hiệu nào báo trước.
Người có sức khỏe yếu, thể trạng không ổn định khi ăn nhiều mít rất dễ bị đầy bụng, khó chịu, nhất là tim phải làm việc nhiều, dẫn đến nguy cơ làm huyết áp tăng cao.
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây khi ăn mít nhé!
Như vậy, với những thông tin trên đây, Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những ai không nên ăn mít và cách ăn mít phù hợp, đúng lượng và thời điểm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý lựa chọn những địa chỉ mua mít uy tín, không ăn những quả mít khi chưa chín hẳn, những quả có dấu hiệu ngâm giấm thuốc hoặc bị sâu, hỏng quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên sử dụng mít chín cây với múi dày đều, thơm ngọt tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tienphong, Vov
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.