Những ai không nên ăn tỏi đen để tránh phản tác dụng?
Ngày 21/05/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tỏi đen được xem là thực phẩm có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng có một số nhóm người nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ tỏi đen. Vậy những ai không nên ăn tỏi đen?
Sử dụng tỏi đen đúng cách hỗ trợ cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa một số bệnh như cảm lạnh, bệnh tim và nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng tỏi đen có thể có tác động tiêu cực đối với một số người. Vậy bạn có biết ai không nên ăn tỏi đen?
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là kết quả của quá trình lên men từ tỏi trắng, trong đó các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và thời gian được kiểm soát chặt chẽ. Quá trình lên men tỏi đen thường được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 50 - 60 độ C và độ ẩm từ 80 - 90%, kéo dài trong khoảng thời gian từ 60 đến 90 ngày.
Khi quá trình lên men kết thúc, tỏi đen có hàm lượng dưỡng chất cao và có tác dụng mạnh trong việc điều trị bệnh. Ước tính cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng trong tỏi đen tăng từ 120 - 900% so với tỏi trắng trước khi lên men. Tỏi đen thường có hương vị ngọt và không có mùi nồng như tỏi trắng thông thường.
Tác dụng khi ăn tỏi đen
Tỏi đen được coi là một loại "thần dược" có khả năng chữa trị mọi loại bệnh. Nhờ hàm lượng hoạt chất cao, tỏi đen có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh như ung thư và bệnh tim mạch. Ngoài ra, tỏi đen còn có các tác dụng sau:
Tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức đề kháng.
Giúp loại bỏ gốc tự do trong cơ thể.
Kích hoạt các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các độc tố tấn công tế bào gan.
Tỏi đen cũng đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
Bên cạnh đó tỏi đen còn giúp kiểm soát mức độ cholesterol trong máu và thúc đẩy giãn mạch máu, làm giảm áp lực lên thành mạch.
Mặc dù tỏi đen có nhiều tác dụng tuyệt vời, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng nó. Có một số đối tượng không nên ăn tỏi đen. Vậy câu hỏi đặt ra là ai không nên ăn tỏi đen?
Ai không nên ăn tỏi đen?
Người bị huyết áp thấp
Tỏi đen được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân cao huyết áp bằng cách giãn mạch máu và làm giảm áp lực trong mạch máu. Tuy nhiên, những người có huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi đen. Sử dụng tỏi đen có thể gây khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến dạ dày. Nếu không chú ý, sử dụng tỏi đen có thể gây ra nhiều biến chứng sau này.
Người mắc bệnh về gan
Nhắc đến tỏi đen là nhắc đến khả năng giải độc và bảo vệ tế bào gan. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tỏi đen có thể chữa trị bệnh gan hoặc là người mắc bệnh gan có thể sử dụng nó như một loại dược liệu.
Trái lại, tỏi đen có vị cay, tính ôn, do đó sử dụng lâu dài có thể gây tổn thương cho gan. Chưa hết, tỏi đen còn tác động kích thích hệ tiêu hóa và ức chế quá trình tiết dịch dạ dày. Điều này tạo ra áp lực lên gan và khiến gan hoạt động quá mức, dễ dẫn đến xơ gan. Hơn nữa, tỏi đen cũng làm giảm lượng hồng cầu một cách gián tiếp, gây ra hiện tượng thiếu máu. Tất cả những điều này đều mang lại nhiều bất lợi cho bệnh nhân gan trong quá trình điều trị.
Do đó, dù tỏi đen có những tác dụng có lợi đến đâu, nhưng cần nhớ rằng nó không phải là phương pháp chữa trị bệnh gan và không phù hợp cho những người có vấn đề về gan. Nếu có bất kỳ vấn đề về gan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Người mắc bệnh tiêu chảy
Như đã đề cập, tỏi đen có tác động lên hệ tiêu hóa và kích thích dạ dày. Do đó, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là người bị tiêu chảy nên tránh sử dụng tỏi đen. Việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp tiêu chảy có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp xấu nhất có thể gây xuất huyết dạ dày, viêm loét và các biến chứng khác.
Người mắc các bệnh về mắt
Theo quan điểm Đông y, việc ăn nhiều tỏi đen có thể ảnh hưởng đến mắt. Tỏi đen chứa nhiều hoạt chất có thể kích thích màng nhầy trong mắt, gây suy giảm thị lực. Điều này áp dụng cho cả những người không có vấn đề sức khỏe.
Sử dụng quá nhiều tỏi đen có thể gây tác động tiêu cực đến mắt tạo điều kiện phát triển các bệnh lý như đau mắt đỏ, viêm kết mạc và mờ mắt. Đối với những người có tiền sử bệnh mắt, việc sử dụng tỏi đen trong thời gian dài mà không có sự tư vấn từ bác sĩ có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Người bị bệnh thận
Những người mắc bệnh thận cần hạn chế thực phẩm có tính cay nóng, mà tỏi đen lại nằm trong những số đó. Chính vì thế, việc sử dụng tỏi đen có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu không cẩn thận, việc sử dụng tỏi đen có thể khiến bệnh tái phát và làm mất hiệu quả của thuốc.
Người có sức đề kháng yếu
Mặc dù tỏi đen có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên, nhưng vì hàm lượng hoạt chất trong tỏi đen rất cao, vậy nên người có sức đề kháng yếu dễ bị phản tác dụng. Thậm chí, nếu dùng quá liều lượng cho phép, tỏi đen có thể gây ra hiện tượng sốc phản vệ.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường khá nhạy cảm, đặc biệt là về thân nhiệt. Bởi thế, không nên bổ sung các loại dược liệu có tính nóng vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, một số hoạt chất của tỏi đen có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu có sự giám sát của bác sĩ thì phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng tỏi đen ở mức độ an toàn. Thông thường, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ nên sử dụng tối đa 1 củ tỏi đen mỗi ngày.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
Trẻ em dưới 2 tuổi chưa hoàn thiện về hệ tiêu hóa, việc sử dụng tỏi đen có thể gây rối loạn và mất cân bằng hệ vi sinh. Chưa kể, tỏi đen còn có khả năng kích thích và tạo áp lực lên một số cơ quan nội tạng. Bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em là nhóm người không nên ăn tỏi đen.
Bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị bệnh
Tỏi đen có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa một số bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi đen cũng có thể làm mất tác dụng của thuốc. Đặc biệt, những người cần sử dụng thuốc đông máu trước khi phẫu thuật hoặc những người đang chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng tỏi đen. Tỏi đen có thể làm giảm tác dụng của thuốc đông máu, gây xuất huyết trong quá trình phẫu thuật. Chính bởi vậy, những bệnh nhân đang điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tỏi đen. Đồng thời, họ cũng nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ nếu được phép sử dụng tỏi.
Người bị dị ứng với các thành phần có trong tỏi
Những người bị dị ứng với các thành phần của tỏi cũng nằm trong số những đối tượng không nên ăn tỏi đen. Sử dụng tỏi đen khi biết cơ thể bị dị ứng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe như mệt mỏi, ngộ độc nặng hơn là gây tử vong.
Tuy tỏi đen có nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng vẫn có những trường hợp không nên sử dụng. Đối với những trường hợp này, tốt nhất là tránh ăn tỏi đen dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu bạn muốn sử dụng tỏi đen để bảo vệ sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một cách chuyên môn và khoa học nhất.
Hy vọng bài viết của nhà thuốc Long Châu đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giải đáp được thắc mắc ai không nên ăn tỏi đen.
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.