Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những biến chứng gãy xương đòn thường gặp

Ngày 27/10/2022
Kích thước chữ

Những biến chứng gãy xương đòn thường thấy đều liên quan tới phẫu thuật. Như nhiễm trùng, tụ cục máu đông, chấn thương phổi, khó liền xương, xương bị lệch...

Trong tổng số các ca bị gãy xương có tới 10% là gãy xương đòn chiếm tỷ lệ khá cao nên các biến chứng gãy xương đòn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các bệnh nhân cũng như người nhà. 

Cho dù sau khi điều trị xương đòn có thể phục hồi lại bình thường. Nhưng với những sự cố không mong muốn trong quá trình sơ cứu vết thương, mổ, gây tê, hồi phục sau mổ cũng có thể để lại những biến chứng sau gãy xương.

Phương pháp điều trị gãy xương đòn

Gãy xương đòn thường do tai nạn giao thông, trong lao động, vận động quá sức trong thể thao,... Nên với từng chấn thương cụ thể sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. 

  • Với trường hợp xương đòn bị nhẹ thuộc gãy xương kín, đầu xương gãy lệch ít, không có vụ vỡ hay tổn thương đến bộ phận xung quanh. Thì sẽ sử dụng phương pháp bảo tồn dùng đai số 8 để băng bó cố định phần xương gãy cho nhanh lành lại.
  • Với vết thương nặng bị hở đầu xương ra, hoặc gãy xương kín nhưng đầu xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, có vụn vỡ của xương, đầu xương đâm nghiêm trọng vào phần cơ hay bộ phận gần đó. Trường hợp này phải dùng tới phẫu thuật để chỉnh lại xương cho đúng vị trí, loại bỏ những tạp chất, xương vụn, điều trị cả những vết thương xung quanh khác. 

Gãy xương đòn điều trị như thế nào?

Gãy xương đòn điều trị như thế nào?

Biến chứng gãy xương đòn có thể xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào. Đây là một sự cố không mong muốn có thể bắt nguồn từ giai đoạn sơ cứu vết thương đầu tiên gây nhiễm trùng, cũng có khi là sơ suất trong phẫu thuật hoặc là trong cách chăm sóc vết thương, hồi phục sau mổ của bệnh nhân.

Tốc độ liền xương sau phẫu thuật

Với cách điều trị gãy xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh phẫu thuật hay không phẫu thuật cũng thường mất thời gian vài tháng. Phụ thuộc vào độ tuổi của xương, xương của trẻ nhỏ có tốc độ hồi phục nhanh nhất, rồi đến xương người trưởng thành cuối cùng là người già. 

Đối với bệnh nhân bị loãng xương, tiểu đường, hút thuốc,... tốc độ phục hồi xương sẽ rất chậm. Với cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng và tập luyện phục hồi sẽ quyết định thời gian phục hồi là lâu hay nhanh.

Đa phần thời gian để bệnh nhân có thể hoạt động lại bình thường là sau 3 tháng bị chấn thương. Không nên quá nóng vội tập luyện sớm nếu không những biến chứng gãy xương đòn có thể xảy ra. 

Những biến chứng gãy xương đòn sau khi phẫu thuật

Đa số những ca điều trị gãy xương đòn đều có thể phục hồi lại bình thường như trước. Tuy nhiên những biến chứng gãy xương đòn vẫn xảy ra ở một số sự cố không mong muốn. Để có thể giúp bệnh nhân hay người nhà tránh được các biến chứng này, thì sau đây là các biến chứng có thể xảy ra khi bị gãy xương đòn:

  • Nhiễm trùng: Tỷ lệ bị cao ở những vết thương gãy xương đòn hở. Do không đưa đi cấp cứu sớm nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra nhiễm trùng, hoặc là cách điều trị không khoa học bị gãy xương nhưng điều trị tại nhà không khám chữa tại cơ sở y tế uy tín. Để lâu ngày dẫn tới vết thương bị nhiễm trùng.
  • Xuất hiện cục máu đông khi chấn thương xảy ra. 
  • Bệnh nhân có phản ứng phụ khi đi phẫu thuật dùng thuốc gây mê.
  • Xương đòn gãy đâm vào màng phổi hay phổi.
  • Xương đòn không lành lại bình thường sau một thời gian phẫu thuật.
  • Bệnh nhân phản ứng phụ khi dùng thuốc gây mê hoặc là dụng cụ để nối liền xương khi làm phẫu thuật.

Đối với những biến chứng không mong muốn này các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Biến chứng gãy xương đòn có thể xảy ra.

Biến chứng gãy xương đòn có thể xảy ra

Biến chứng gãy xương đòn không làm phẫu thuật

Đối với các bệnh nhân bị gãy xương đòn không làm phẫu thuật cũng có những biến chứng nhất định. Cùng điểm danh để tránh ngay ạ!

  • Dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương khi bị tai nạn. Trường hợp gãy xương đòn có nhiều kiểu nhưng ít nhiều những phần cơ, dây thần kinh xung quanh đều bị ảnh hưởng. Nên khi xương đòn lành lại sẽ tạo ra những mô sẹo ở quanh vị trí xương đòn gãy ban đầu. Nếu thấy phần phần tay, cánh tay bị tê hay lạnh cần gọi xe cấp cứu để điều trị. 
  • Xương đòn sau khi gãy có thể liền lại chậm hoặc là kém liền khiến cho phần xương bị ngắn lại, không phục hồi lại được như bình thường. Gây ra các vấn đề bị đau nhức, cử động không còn được linh hoạt như trước, giảm sức bền của cánh tay và vai khi hoạt động. Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ, người hút nhiều thuốc lá, lớn tuổi, loãng xương,...
  • Xuất hiện cục u trong xương, sẽ hình thành tại vị trí đầu xương đan vào nhau để liên, ở ngay vị trí sát ở phần da. Có người sẽ biến mất sau một thời gian, có người sẽ còn lại vĩnh viễn. 

Để tránh được những biến chứng gãy xương đòn ở trên một trong những biện pháp an toàn và tốt nhất là: Cách chăm sóc bệnh nhân qua chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều canxi, tập vật lý trị liệu theo lời khuyên của bác sĩ.

Tập vật lý trị liệu sau khi gãy xương đòn

Đa phần các trường hợp gãy xương đều cần tập luyện khi được bác sĩ cho phép để tránh những biến chứng, dị tật không mong muốn. Bệnh nhân cần có phương pháp chăm sóc sức khỏe sau gãy xương nhanh hồi phục.

Sau khi phẫu thuật hoặc sử dụng đai số 8 đi khám lại bác sĩ đồng ý cho bệnh nhân hoạt động nhẹ nhàng ở phần xương cánh tay, vai. Có thể bệnh nhân tự tập luyện tại nhà hoặc là tại trung tâm vật lý trị liệu.

Tập vật lý trị liệu giúp nhanh hồi phục xương đòn bị gãy.

Tập vật lý trị liệu giúp nhanh hồi phục xương đòn bị gãy

Những động tác tập luyện theo một quy tắc chung là từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nên thực hiện đúng các bài tập vật lý trị liệu. Với những kỹ thuật được bác sĩ hay chuyên gia đã tư vấn.

Gãy xương đòn thường xảy ra nhiều và tỷ lệ lành lại cũng rất cao. Nhưng nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể gây ra biến chứng gãy xương đòn. Hy vọng những thông tin bổ ích chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các biến chứng này. Giúp người bệnh có được phương pháp nhanh liền xương không bị biến chứng nhé!

Xem thêm:

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin