Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ghẻ ngứa là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, đặc biệt là ở khu vực có điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, môi trường sống ẩm ướt, chật hẹp. Bệnh không nguy hiểm mà chỉ gây ra khó chịu ở vùng da bị đỏ và ngứa ngáy.
Các cây thuốc nam trị ghẻ ngứa thường là các loại thảo dược có hoạt chất với tính kháng viêm mạnh. Cách thức sử dụng cũng khá đơn giản như nấu nước lá để tắm, xát trực tiếp lên vùng da bị bệnh; vì thế bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Vậy những cây thuốc nam nào có thể dùng trong trị ghẻ ngứa? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa da do một loại cái ghẻ - ký sinh trùng sarcoptes scabiei gây ra. Sau khi bám vào bề mặt da, cái ghẻ chui sâu vào trong để đẻ trứng, cơ thể bạn sẽ nhận diện đây như là tác nhân lạ và xuất hiện các phản ứng như dị ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa hoặc khó chịu này sẽ có thể dữ dội hơn về đêm, khiến cho bạn càng gãi nhiều, dẫn đến các tình trạng nặng hơn như ghẻ lở, nhiễm trùng da.
Cây chè cỏ hay còn có tên gọi khác là cây ba chạc hoặc chè đắng. Trong lá chè cỏ có tinh dầu mùi thơm nhẹ dễ chịu và alkaloid. Những hoạt chất này có thể chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu và hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm nhiễm khuẩn, giảm viêm mủ.
Cách thực hiện đơn giản như sau: Lấy khoảng 20 - 40g chẻ cỏ rửa sạch đun tầm 7 - 10 phút với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước thuốc để tắm hoặc rửa vùng da cần điều trị 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lá tươi giã đắp lên vùng da ghẻ ngứa.
Thành phần hóa học trong lá trầu không có nhiều chất chống oxy hóa với công dụng kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng giúp giảm viêm ngứa hiệu quả. Ở những người bị nấm da hoặc viêm vùng kín, lá trầu không cũng thường được biết đến với công dụng chống viêm nhiễm.
Lá trầu không trị ghẻ ngứa có thể dùng theo 3 cách sau:
Rau sam khá dễ tìm, loại cây này mọc hoang ở khắp những nơi ẩm ướt ở ven đường hoặc trong vườn nhà. Ngoài công dụng chế biến món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát khí huyết, rau sam còn được dùng bôi ngoài chữa mụn nhọt, giảm sưng viêm chốc đầu và mẩn ngứa ngoài da.
Bạn có thể sử dụng gần như tất cả bộ phận của rau sam (lá, thân, rễ) và khi kết hợp chung với lá xoan, lá đào cũng có thể cải thiện hiệu quả trị ghẻ ngứa.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 30g rau sam, 10g lá đào, 20 lá xoan trong một lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ khoảng 3 chén rượu trắng vào ngâm qua đêm và có thể sử dụng ngay ngày hôm sau. Mỗi ngày lấy rượu thuốc đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ ngứa khoảng 3 - 4 lần và duy trì trong vòng 5 ngày đến 1 tuần để đạt được hiệu quả.
Cây xoan là loại cây thường được biết đến với công dụng trồng để lấy gỗ. Tuy nhiên, với các đặc tính sát khuẩn cao, lá xoan còn dùng để chữa trị các bệnh ngoài da, trong đó có ghẻ ngứa. Các loại tinh chất và một số loại khoáng chất tốt trong lá xoan giúp tiêu độc, làm mát, giảm các tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ và ghẻ lở.
Cách sử dụng như sau: Lấy một nắm lá xoan và lá sả đã rửa sạch cho vào nồi đun với 2 đến 3 lít nước trong 10 phút, sau đó cho thêm một ít muối hạt. Bạn có thể dùng để rửa vùng da bị ghẻ hoặc sử dụng tắm toàn thân mỗi ngày.
Trong lá đơn tướng quân có nhiều hoạt chất đã được ghi nhận là có hoạt tính kháng sinh mạnh với công dụng giải độc, kháng khuẩn, giảm viêm ngứa hiệu quả.
Bạn có thể nấu nước lá đơn tướng quân để tắm: Lấy 1 nắm lá cây đơn tướng quân đã rửa sạch nấu với khoảng 5 lít, khi nước sôi đợi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Sử dụng đều đặn trong 3 - 5 ngày, tình trạng ghẻ ngứa sẽ có thể được cải thiện.
Lá đào chứa nhiều chất có tác dụng chống khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng. Trong dân gian, đây vị thuốc thường dùng để chà xát hoặc tắm trị ghẻ lở, mẩn ngứa, chốc đầu hoặc ngâm chữa viêm kẽ chân.
Cách sử dụng như sau:
Trong lá khế chứa những hoạt chất có tác dụng chống viêm như flavonoid, saponin, tanin,… Ngoài ra, thành phần acid hữu cơ và muối canxi trong lá khế cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại cho da.
Cách sử dụng như sau:
Lá bạch đàn có hàm lượng tinh dầu khá cao và có tính kháng khuẩn với nhiều loại vi khuẩn ở vùng da ghẻ ngứa, mụn nhọt. Ngoài ra, trong dân gian còn dùng lá bạch đàn để xông vừa có tác dụng làm thoát mồ hôi, giải độc, tiêu diệt vi khuẩn đường hô hấp và ngoài da.
Cách sử dụng như sau:
Cây muồng trâu có thể tìm thấy ở nhiều nơi có khí hậu nóng như nước ta và tất cả bộ phận đều có thể tận dụng để làm thuốc trị bệnh. Đối với trị ghẻ ngứa, lá và rễ thường được dùng vì chứa các dẫn xuất anthraquinon và sitosterol (dẫn xuất thường có trong các sản phẩm trị bệnh ngoài da), có tác dụng chống viêm tốt, kháng khuẩn và kháng nấm.
Cách sử dụng như sau:
Lá của cây sầu đâu có hương thơm đặc trưng do chứa nhiều tinh dầu và đây cũng là những chất có hoạt tính chất chống oxy hóa hiệu quả. Công dụng chính của lá sầu đâu là giúp kháng khuẩn, chống nấm, viêm nhiễm, chữa bệnh sốt rét.
Cách thực hiện hỗn hợp lá sầu đâu trị ghẻ: Lấy khoảng 20 - 25 lá cây sầu đâu đã rửa sạch và giã nhuyễn, sau đó trộn với một ít dầu mù tạt và một muỗng tinh bột nghệ. Đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị và xoa bóp nhẹ nhàng một lúc và giữ hỗn hợp trên da khoảng 1 giờ rồi rửa sạch với nước ấm.
Đây là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả có thể không nhanh chóng, vì thế đòi hỏi bạn phải kiên trì mới nhận thấy được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà hiệu quả không giống nhau, nếu sau một thời gian bệnh không thuyên giảm, bạn nên thay thế biện pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Ngoài ra, hiệu quả điều trị không chỉ đến từ thuốc mà còn từ lối sống, bởi bệnh ghẻ ngứa có tái phát nếu trứng ghẻ hay cái ghẻ còn tồn tại trong nhà. Vì thế hãy lưu ý thêm về điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh điều trị dứt điểm loại bệnh này.
Trên đây là một số biện pháp trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam, hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.