Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Căng phồng phổi quá mức được hiểu là hiện tượng tăng bất thường dung tích khí cặn, tức là khí ở cuối thì thở ra trong nhịp thở bình thường. Yếu tố góp phần gây ra tình trạng này rất đa dạng và là rối loạn chính trong sinh lý bệnh ở bệnh nhân COPD. Cùng tìm hiểu về tình trạng căng phồng phổi quá mức qua bài viết dưới đây.
Căng phồng phổi quá mức được định nghĩa là tình trạng thể tích phổi tăng lên nhiều so với bình thường. Tình trạng này có làm giãn phế nang quá mức, cần phải được can thiệp sớm để phòng ngừa biến chứng, nguy hiểm tính mạng bệnh nhân.
Phổi đảm nhận chức năng hô hấp cho cơ thể, bằng cách trao đổi khí O2 và CO2 thông qua bề mặt phế nang. Khi hoạt động, phổi có cơ chế căng phồng ra chứa khí và thu nhỏ lại để đẩy khí thải ra ngoài, tương ứng với khi bạn hít vào thở ra.
Tình trạng căng phồng phổi quá mức xảy ra khi bạn chưa kết thúc quá trình thở ra, mà phổi đã bắt đầu hít vào, điều này làm một lượng khí còn lưu lại trong phổi. Cứ qua nhiều chu trình hít vào thở ra như vậy, lượng khí thừa trong phổi lại tăng dần dần lên.
Nói cách khác, căng phồng phổi quá mức ghi nhận tình trạng tăng dung tích khí cặn chức năng bất thường. Điều này gây ra một số hậu quả như giảm khả năng hô hấp, tăng tiêu thụ oxy, rối loạn vận động lồng ngực và khó thở do tăng nồng độ CO2 có trong máu. Căng phồng phổi quá mức càng nặng hơn khi bạn càng vận động gắng sức.
Bệnh lý này dẫn đến việc phế nang căng giãn quá mức, rối loạn thông khí - tưới máu tại phổi, thậm chí nặng hơn gây ra những biến đổi cấu trúc lồng ngực.
Khó thở kèm theo các cơn ho khan, ho có đờm là đặc trưng của bệnh nhân mắc phải tình trạng căng phồng phổi quá mức. Theo đó, mức độ khó thở tăng dần lên khi vận động hoặc khi gắng sức.
Căng phồng phổi quá mức được phân loại thành 2 nhóm: Căng phồng phổi quá mức tĩnh và căng phồng phổi quá mức động. Một bệnh nhân có thể xuất hiện lần lượt hai hiện tượng này hoặc xuất hiện cùng lúc cả hai hiện tượng.
Ở người bình thường, cơ thể có cơ chế cân bằng giữa lực co hồi chun tại phổi và thành ngực. Theo thời gian tăng dần của tuổi tác, lực co hồi chun của phổi giảm dần, nên gây ra tình trạng tăng thể tích khí còn dư ở phổi khi người bệnh thở ra.
Lực co hồi chun của người đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) kèm tình trạng khí phế thũng giảm xuống mức 0. Đây được phân loại là hiện tượng căng phồng phổi tĩnh.
Hiện tượng này xảy ra khá thường xuyên, làm tăng độ nặng và nguy cơ biến chứng của bệnh.
Bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thường sẽ kèm tình trạng phế nang chậm làm trống và tăng nhịp thở khi hoạt động gắng sức. Khi người bệnh càng gắng sức, thể tích khí cuối kỳ càng thở ra. Điều này có thể điều chỉnh thông qua việc sử dụng các thuốc giãn phế quản.
Căng phồng phổi quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Cụ thể, quá trình làm trống khí phế năng chậm đã khiến thể tích khí cặn chức năng (hay FRC) tăng lên, khí cặn (RV) tăng, tổng dung lượng phổi tăng và tỷ lệ RV/TLC cũng tăng theo tương ứng. Đặc biệt hơn, ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), thở nhanh nông diễn ra thường xuyên, làm cho tình trạng căng phồng phổi nghiêm trọng hơn. Việc tăng thể tích khí cặn trong khoang phổi làm chiếm mất thể tích trống để hít khí vào, từ đó cản trở chức năng hô hấp của cơ thể.
Căng phồng phổi quá mức làm hạn chế cơ thể tham gia các hoạt động vận động, cũng như tập luyện các bài gắng sức. Nguyên nhân là do lưu lượng máu và khí oxy đến các cơ quan trong cơ thể không đủ.
Căng phồng phổi quá mức làm giảm kích thước buồng tim. Nguy hiểm hơn, thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng áp động mạch phổi.
Dưới đây là một số nguyên tắc, bác sĩ cần áp dụng khi điều trị cho bệnh nhân bị căng phồng phổi quá mức, bao gồm:
Sử dụng thuốc giãn phế quản có thẻ giúp bạn cải thiện các triệu chứng khó chịu, khi bị tình trạng căng phồng phổi quá mức tĩnh và động, giảm bị khó thở, cải thiện IC và tăng khả năng gắng sức của bạn.
Một số loại thuốc làm giãn phế quản thường sử dụng chứa các hoạt chất như tiotropium, indacaterol, glycopyrronium,... Bác sĩ sau khi kê đơn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng thuốc và hẹn lịch tái khám.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh lý căng phồng phổi quá mức. Bệnh này xảy ra khi phổi không tống xuất được hết khí cặn trong lúc thở. Chính vì thế, để phòng ngừa bệnh căng phồng phổi quá mức, người bệnh cần nhanh chóng để viện kiểm tra khi nhận thấy có các triệu chứng như khó thở, kèm ho khan, ho có đờm,...
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.