Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lý thoái hóa khớp gối đang dần được quan tâm nhiều hơn do căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng. Tìm hiểu ngay các giai đoạn thoái hóa khớp gối trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu bạn nhé!
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn triệu chứng của căn bệnh này với các bệnh lý khác. Nếu vẫn còn thắc mắc về các giai đoạn thoái hóa khớp gối, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Thoái hóa khớp gối được hiểu đơn giản là tình trạng khớp gối bị tổn thương do sụn khớp bị bào mòn. Từ đó, làm biến đổi sụn khớp, xương dưới sụn và hình thành lên các gai xương.
Khi bệnh càng tiến triển nặng nề thì các chấn thương này còn đi kèm với tổn thương ở màng hoạt dịch, tổn thương dây chằng và sụn chêm. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, gặp khó khăn trong đi lại, thậm chí là tàn phế.
Thoái hóa khớp gối dù không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của đôi chân. Dựa vào quá trình tiến triển của bệnh, người bệnh có thể tự xác định được các giai đoạn thoái hóa khớp gối. Cụ thể:
Ở giai đoạn 1, hình ảnh X-quang cho thấy khe khớp vẫn bình thường. Tuy nhiên, đầu khớp bắt đầu xuất hiện một số gai khớp gối nhỏ. Do các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng nên bệnh nhân vẫn có thể đi lại bình thường. Cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, đột ngột như: Đi lên cầu thang, ngồi xổm, đứng lên hoặc ngồi xuống nhiều lần,...
Khi bước vào giai đoạn 2, qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ đã thấy rõ được hiện tượng hẹp khe khớp nhẹ, số lượng gai xương nhỏ cũng nhiều dần lên.
Lúc này, tình trạng thoái hóa xương đã bắt đầu tiến triển nhẹ, bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường nhưng người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn. Khi trời trở lạnh hoặc ít vận động trong thời gian dài còn có thể xuất hiện thêm tình trạng cứng khớp.
Người bệnh bị hẹp khe khớp rõ rệt, xương dưới sụn đặc, nhiều gai xương có kích thước khác nhau và đầu xương có thể bị biến dạng. Các cơn đau trở nên nặng nề và dai dẳng khiến người bệnh đi lại khó khăn, đặc biệt là khi leo cầu thang, đứng lâu, ngồi xổm hoặc đi lại nhẹ nhàng.
Các cơn đau cứng khớp diễn ra vào mỗi sáng, các đợt viêm khớp khiến đầu gối trở nên sưng đỏ, nóng ran, thậm chí là tràn dịch. Ở một số người bệnh còn xuất hiện tình trạng vẹo khớp gối.
Khe khớp bị hẹp hoàn toàn, đặc xương dưới sụn, kích thước của các gai xương lớn và đầu xương bị biến dạng rõ rệt. Ở giai đoạn 4, lớp sụn gần như bị bào mòn hoàn toàn, bong ra thành từng mảng, để lộ ra các đầu xương. Bao hoạt dịch đã ngừng hoạt động, không thể bôi trơn ổ khớp khi hoạt động.
Các cơn đau trở nên dữ dội, đau tăng lên ngay cả khi đi lại khiến cho người bệnh bị hạn chế vận động. Khi đi lại, người bệnh còn có thể nghe thấy tiếng lục cục phát ra do các đầu xương va chạm vào nhau. Tình trạng tràn dịch khớp gối diễn ra nghiêm trọng hơn, đi kèm với lệch trục khớp gối và biến dạng khớp gối.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tiên tiến, hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp điều trị như thế nào vào các giai đoạn thoái hóa khớp gối còn phụ thuộc phần lớn vào thể trạng của người bệnh, cũng như tình trạng bệnh. Đó là:
Ở giai đoạn 1, tình trạng bệnh còn nhẹ nên người bệnh sẽ được điều trị triệu chứng thoái hóa khớp gối là chủ yếu. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bổ khớp như: Glucosamine, chondroitin…, có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đồng thời, kích thích cơ thể sản sinh chất dịch khớp để bảo vệ khớp gối.
Khi bước vào giai đoạn 2, các cơn đau đã bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. Do vậy, người bệnh cần hết sức cẩn trọng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tránh mang vác nặng và tập luyện quá sức.
Để tránh bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhanh chóng, bạn nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và nên tập luyện các bài tập tốt cho khớp gối như: Bơi lội, yoga, dưỡng sinh,... Về các loại thuốc, người bệnh thường được chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào khớp là: Hyalgan và huyết tương giàu tiểu cầu.
Để ngăn chặn các cơn đau đầu gối, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, kết hợp với điều trị vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối thường xuyên. Ở một số trường hợp nhất định, bệnh nhân cũng có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật như: Nội soi khớp cắt lọc hoặc đục xương chỉnh trục,...
Ở giai đoạn 4, nếu muốn cải thiện được các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần được điều trị tích cực bằng cả nội khoa, kết hợp với vật lý trị liệu. Nếu cả 2 phương pháp này đều không phát huy được tác dụng điều trị bệnh, người bệnh sẽ bắt buộc phải điều trị ngoại khoa bằng cách nội soi khớp, đục xương chỉnh trục khớp hoặc phẫu thuật thay khớp.
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối tiến triển vô cùng nhanh chóng và nguy hiểm. Bởi vậy, khi tuổi tác ngày càng cao, bạn cần thăm khám sức khỏe toàn diện định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh thoái hoá khớp gối và điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.