Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Những thông tin cần biết về suy dinh dưỡng cấp độ 3 ở trẻ

Ngày 18/08/2023
Kích thước chữ

Trẻ bị suy dinh dưỡng có tầm vóc thấp còi, chậm chạp và kém phát triển hơn so với trẻ cùng tuổi. Đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3, là thể suy dinh dưỡng nặng nhất. Để giải đáp những băn khoăn và tìm giải pháp chữa trị tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Suy dinh dưỡng cấp độ 3 về lâu dài có nguy cơ cao dẫn đến các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Nắm được các thông tin cần thiết dưới đây nhằm ngăn chặn các nguy cơ, điều trị suy dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển cao lớn toàn diện.

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cơ thể lớn lên. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe vận động, hệ miễn dịch của cơ thể và giảm trí tuệ ở trẻ. Nguyên nhân có thể do khẩu phần ăn hằng ngày, không đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng dưỡng chất cần thiết hoặc các vấn đề về hấp thu của hệ tiêu hóa.

Thông thường, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có các biểu hiện như gầy ốm, thiếu cân, tầm vóc nhỏ bé hơn các bạn cùng tuổi. Ngoài ra, có thể quan sát thấy trẻ bị suy dinh dưỡng có làn da nhợt nhạt, tóc mọc thưa và dễ gây gãy rụng, lớp mỡ dưới da ít, trẻ chậm chạp.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy dinh dưỡng bao gồm:

  • Không tiếp cận được nguồn lương thực đầy đủ với giá cả hợp lý: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa an ninh lương thực ở các quốc gia đang phát triển với sự gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng.
  • Bệnh ở đường tiêu hóa và các vấn đề về khả năng hấp thu chất dinh dưỡng: Một số bệnh như bệnh Crohn, bệnh celiac hay sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có thể dẫn đến giảm hấp thu thức ăn, gây ra suy dinh dưỡng ở bé.
  • Rối loạn sức khỏe tinh thần: Bệnh trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe tâm thần làm gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cấp độ 3.
Suy dinh dưỡng cấp độ 3 02
Các bệnh đường tiêu hóa có thể làm trẻ không thích các bữa ăn

Suy dinh dưỡng có bao nhiêu cấp độ?

Người bị suy dinh dưỡng có nhiều biểu hiện ở các mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều thước đo để đánh giá cấp độ suy dinh dưỡng như cân nặng theo chiều cao, cân nặng theo tuổi hay chiều cao theo tuổi. Dưới đây là một thước đo chuẩn để phân chia cấp độ suy dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1981):

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 1 là khi cân nặng chỉ khoảng 70% - 80% so với trẻ cùng tuổi. Bên ngoài quan sát được thấy lớp da bụng của trẻ mỏng, hầu như không có mỡ, trẻ vẫn ăn uống bình thường và không có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 2 là khi cân nặng chỉ còn khoảng 60% - 70% so với trẻ cùng tuổi. Trẻ trông rất gầy gò, không thấy mỡ ở dưới da, thường bị rối loạn tiêu hóa và có thể bị biếng ăn.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3 là mức độ suy dinh dưỡng nặng nhất khi cân nặng chỉ còn dưới 60% so với trẻ cùng tuổi. Suy dinh dưỡng cấp độ 3 có thể biểu hiện dưới hình thể khác nhau bao gồm thể phù, thể teo đét hay thể phối hợp giữa hai vừa nêu.

Các kiểu hình của suy dinh dưỡng cấp độ 3

Trẻ em suy dinh dưỡng độ 3 thể teo đét (Marasmus)

Đặc điểm của trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét là cân nặng chỉ còn dưới 60% so với trẻ cùng tháng tuổi. Thân hình trẻ gầy còm, hầu như chỉ còn da bọc xương, da mặt nhăn như tuổi già vì đã mất hết lớp mỡ dưới da. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng kém, thường xuyên bị đau bụng, buồn nôn và đi tiêu phân lỏng, phân sống.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất so với nhu cầu năng lượng  của cơ thể. Ở mức độ này thì tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng nhiều. Trẻ thường tỏ ra ủ rủ, quấy khóc nhiều, có thể thèm ăn hoặc biếng ăn và chậm chạp hơn các bạn đồng trang lứa.

Suy dinh dưỡng cấp độ 3 03
Suy dinh dưỡng cấp độ 3 thể teo đét làm trẻ trông rất gầy còm

Trẻ em suy dinh dưỡng độ 3 thể phù (Kwashiorkor)

Một sai lầm mà các bạn thường mắc phải khi nghĩ trẻ em suy dinh dưỡng là những trẻ có thân hình gầy mo, teo héo, nhẹ cân, không thấy mỡ dưới da,...

Trên thực tế, dù cơ thể trẻ có vẻ tròn trịa, mập mạp và đầy đặn nhưng thật ra đang bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Điều này làm cho các bố mẹ chủ quan mà không cung cấp đầy đủ chất trong bữa ăn hàng ngày cho bé.

Thể suy dinh dưỡng vừa nêu ở trên được gọi là suy dinh dưỡng cấp độ 3 thể phù. Biểu hiện ra bên ngoài là trẻ trông mập ú tròn trịa, nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ tay chân yếu, rối loạn sắc tố da, có các biểu hiện thiếu máu, bị phù và chất đạm trong máu giảm.

Trên da trẻ cũng thường xuất hiện các đốm màu đỏ, đen loang lổ hoặc bong vẩy bởi vì sắc tố trên da đang bị rối loạn và các tế bào da chết bị bong tróc. Tóc trẻ dễ hư và gãy rụng.

Nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) này là do thiếu protid để tổng hợp các tế bào mô cơ.

Trẻ em suy dinh dưỡng độ 3 thể phối hợp (Marasmus - Kwashiorkor)

Suy dinh dưỡng cấp độ 3 thể phối hợp là dạng kết hợp giữa hai dạng suy dinh dưỡng bên trên, bao gồm triệu chứng chồng lấp giữa thể teo đét và thể phù. Cân nặng của trẻ dưới 60% so với trẻ bình thường, trẻ bị phù nhưng cơ thể lại rất gầy, da bọc xương, có thể bị rối loạn sắc tố ở da. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, trẻ kém ăn, thường xuyên bị buồn nôn, nôn hay tiêu chảy.

Nguyên nhân của thể suy dinh dưỡng này là do cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và thiếu protid.

Phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng

Nghiên cứu chứng minh một số cách dưới đây nhằm ngăn ngừa và điều trị suy dinh dưỡng cấp độ 3 hiệu quả nhất:

  • Cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng: Sắt, kẽm, i-ốt và các thực phẩm bổ sung. Tăng cường giáo dục dinh dưỡng cho dân số có nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Khuyến khích lựa chọn các thực phẩm lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất ở trẻ em giúp cơ thể tăng cảm giác thèm ăn và chuyển hóa năng lượng.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng cho trẻ: bao gồm đủ tinh bột, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước.
  • Liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nhằm xây dựng một thực đơn cho bé biếng ăn, chậm lớn.
  • Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn hoặc ai đó đang bị suy dinh dưỡng, hãy đến gặp và nhận tư vấn từ các bác sĩ càng sớm càng tốt.
Suy-dinh-duong-cap-do-3 04.jpg
Đa dạng các loại thức ăn giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Hậu quả của suy dinh dưỡng cấp độ 3 ở trẻ là cực kỳ nghiêm trọng, đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các bệnh mãn tính, giảm khả năng phát triển sức khỏe thể chất và trí tuệ ở trẻ, thậm chí là dẫn đến nguy cơ tử vong. Biết được các thông tin về điều trị nhằm dần dần cải thiện tình hình và giúp trẻ phát triển cao lớn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin