Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Omega là loại dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Omega được cung cấp từ 2 nguồn khác nhau đó là Omega động vật và thực vật. Vậy Omega loại nào tốt hơn? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Omega được xem là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ, nhất là ở giai đoạn đầu đời. Thế nhưng, nhiều bà mẹ hiện nay phân vân không biết nên bổ sung Omega từ nguồn nào? Omega động vật hay thực vật thì sẽ tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn so sánh Omega thực vật và Omega động vật để tìm ra lựa chọn tối ưu nhất.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chất béo được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Trong đó, Omega 3,6 là chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ, cụ thể như:
Công dụng của Omega 3:
Omega 6 được hấp thụ chủ yếu qua đường ăn uống. Khi đi vào cơ thể, Omega 6 sẽ được chuyển hóa thành một dạng axit béo khác tên là acid dihomo-gamma-linolenic (DGLA). Nhờ vậy tạo ra năng lượng giúp cho tế bào hoạt động bình thường:
Trên thực tế, bạn có thể bổ sung Omega cho cơ thể từ hai nguồn đó là Omega động vật và Omega thực vật. Dưới đây là những thực phẩm giàu Omega mà bạn có thể bổ sung mỗi ngày:
Hạt lanh: Bên cạnh khả năng cung cấp nguồn acid béo Omega 3, Omega 6 dồi dào, hạt lanh còn chứa nhiều chất xơ, vitamin E, magie và các dinh dưỡng thiết yếu khác. Hạt lanh là loại hạt có tỷ lệ Omega hoàn hảo cung cấp cho cơ thể mà ít thực phẩm nào có được.
Óc chó: Đây cũng là loại quả bổ sung lượng Omega tốt cho cơ thể. Quả óc chó có thể ăn như một món ăn phụ hoặc thêm vào ngũ cốc, súp, mì ống,… để tăng thêm giá tri dinh dưỡng. Chúng có thành phần dinh dưỡng cao, tốt cho não bộ và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim, ung thư.
Đậu nành: Bên cạnh Omega 3 và Omega 6, đậu nành cũng chứa một lượng vitamin D, folate, magie, kali,... không nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ Omega 6 và Omega 3 có trong đậu nành lại chênh lệch nhau khá lớn. Vì vậy, bạn không nên chỉ sử dụng đậu nành để bổ sung Omega 3.
Ngoài ra, còn rất nhiều thực phẩm chứa Omega 3,6 khác như: Đậu lăng, đậu hải quân, rau chân vịt,...
Cá thu: Không những chứa Omega 3 cao, cá thu còn cung cấp vitamin B12 cực tốt cho sức khỏe con người.
Cá hồi: Đây là thực phẩm giàu omega 3 và dinh dưỡng nhất trong nhóm Omega động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ăn nhiều cá hồi sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm và suy giảm trí nhớ.
Cá mòi: Thường được chế biến ở dưới dạng đóng hộp. Thành phần dinh dưỡng của cá mòi vô cùng dồi dào như: Omega 3, vitamin B12, vitamin D, Selen,…
Để trả lời cho câu hỏi giữa Omega động vật và thực vật loại nào tốt hơn thì bạn cần phải dựa vào từng tiêu chí dưới đây:
Omega động vật: Cá biển được xem là nguồn cung cấp Omega động vật dồi dào. Tuy nhiên hiện nay nhiều người thường ngại ăn cá biển vì cho rằng cá ở biển sẽ nhiễm độc thủy ngân. Từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trên thực tế thủy ngân tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Nguy hiểm nhất chính là methy thủy ngân. Khi thủy ngân tích tụ càng lâu và càng nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi cũng như trẻ nhỏ.
Omega thực vật: Nguồn cung cấp Omega thực vật đều xuất phát từ thiên nhiên nên không chứa nguy cơ nhiễm độc thủy ngân như Omega động vật. Omega thực vật không bị biến chất, có tính bền vững cao nên được bảo toàn tốt hơn bởi chúng có chứa hàm lượng vitamin E nên có thể giữ cho thực phẩm luôn tươi lâu.
Omega động vật: Người bình thường có thể bổ sung loại Omega này bằng ăn nhiều cá tươi, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá mòi,… Bên cạnh đó, gan động vật, trứng cũng là nguồn cung cấp Omega tốt cho cơ thể. Trẻ trên 2 tuổi cũng có thể sử dụng dầu cá để bổ sung Omega. Trong dầu cá rất giàu DHA, axit eicosapentaenoic (EPA) và các loại axit béo khác có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về trí tuệ và thể chất cho bé.
Omega thực vật: Loại Omega này không mùi, không tanh, không vị nên dễ uống với trẻ. Bạn có thể trực tiếp sử dụng các loại hạt hoặc chế biến thành món ăn như ngũ cốc, salad,… nhằm tăng sự hấp dẫn cho món ăn.
Có thể thấy Omega động vật hay thực vật đều có giá trị dinh dưỡng và cần thiết đối với sức khỏe con người. Tuy vậy, bạn cần tìm hiểu rõ ưu nhược điểm của Omega động vật và thực vật từ đó lựa chọn loại Omega phù hợp.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Thongminhmatsang.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.